05/10/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Mắt cá chân bị sưng có thể hoàn toàn vô hại, nhưng cũng có khi lại là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc chấn thương.
Tình trạng sưng – được biết đến với thuật ngữ y học là ‘edema’ (phù nề) – có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng, và đặc biệt, tình trạng này thường phổ biến ở mắt cá chân. Khi không được điều trị, mắt cá chân bị sưng có thể gây đau đớn, dẫn đến việc khó đi lại, làm cứng khớp và kéo căng da.
Ngoài ra, có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến sưng mắt cá chân, từ những điều không đáng lo ngại đến các vấn đề có thể đe đọa đến tính mạng. Sau đây là những phân tích của các chuyên gia về lý do dẫn đến tình trạng sưng mắt cá chân.
1. Bạn đã ngồi (hoặc đứng) cả ngày
Nếu công việc khiến bạn phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài thì có thể dẫn đến kết quả là bạn bị sưng mắt cá chân. Bác sĩ Steven Weinfeld – chuyên gia phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân tại Hệ thống Y tế Mount Sinai (New York) – giải thích: “Khi bạn di chuyển, các cơ liên quan đến các chuyển động này sẽ giúp bơm dịch lỏng và máu đến và đi từ các chi”. Tuy nhiên, nếu không có sự trợ giúp thêm từ các cơ vận động, máu và chất lỏng có thể đọng lại ở bàn chân và mắt cá chân.
2. Cân nặng của bạn có thể là nguyên nhân
Bác sĩ Weinfeld cho biết những người thừa cân và béo phì có thể bị sưng quanh mắt cá chân vì hai lý do. Đầu tiên, áp lực mà trọng lượng tăng thêm đè lên các khớp có thể gây ra hiện tượng giữ nước xung quanh các khớp đó. Ngoài ra, theo ông thì việc tích trữ thêm hormone trong các tế bào mỡ thừa có thể góp phần vào sự thay đổi hormone của cơ thể, từ đó cũng gây ra tình trạng giữ nước.
3. Chấn thương gây phiền phức cho bạn
Cho dù bạn va chân vào bàn ghế hay bị bong gân mắt cá chân khi chạy nhảy, theo nhìn nhận của bác sĩ, chấn thương có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mắt cá chân bị sưng. Bác sĩ Weinfeld giải thích rằng khi bạn bị thương ở mắt cá chân, cơ thể sẽ đưa thêm máu đến khu vực này, “điều này không chỉ mang các tế bào giúp chữa lành thương đến khu vực đó, nó còn góp phần gây ra tình trạng sưng để giúp làm cứng và cố định khớp bị thương”. Trong trường hợp bị thương, tình trạng sưng cũng có thể kèm theo đỏ hoặc bầm tím.
4. Một số loại thuốc có thể gây sưng
Do có sự tương tác phức tạp với cơ thể, một số loại thuốc (bao gồm cả thuốc OTC – không cần kê đơn) có thể góp phần làm sưng mắt cá chân. Bác sĩ Weinfeld giải thích: “Một số loại thuốc nhất định có thể gây giữ nước. Một số loại thuốc huyết áp, thuốc kháng viêm steroid và thậm chí cả NSAID có thể gây ra tác động này”. Các hormone như estrogen và một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể khiến bạn bị sưng mắt cá chân.
5. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy tĩnh mạch của bạn không hoạt động hiệu quả
Theo Tiến sĩ Weinfeld, suy tĩnh mạch – một tình trạng trong đó các tĩnh mạch không hoạt động bình thường – có thể ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông trở lại tim và vì vậy khiến máu đọng lại ở bàn chân và mắt cá chân. Ông giải thích: “Tĩnh mạch có các van một chiều, về cơ bản, theo thời gian các van này có thể bị giãn ra và không thể đóng kín, từ đó cho phép chất lỏng rò rỉ ra ngoài”.
Điều này xảy ra khi các van này bị hư hại hoặc bị suy yếu – chẳng hạn như do lão hóa hoặc do ngồi quá nhiều. Tình trạng suy tĩnh mạch phổ biến hơn nhiều ở những người trên 50 tuổi, phát triển chậm theo thời gian và phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới.
6. Bạn có thể bị phù bạch huyết
Hệ thống bạch huyết vận chuyển chất lỏng gọi là bạch huyết (chứa các tế bào bạch cầu và các chất thải) đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trong tình trạng phù bạch huyết, hệ thống bạch huyết bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn khiến chất lỏng đọng lại ở các chi. Mặc dù một số bệnh ung thư (và cả phương pháp điều trị ung thư) có thể gây phù bạch huyết, nhiễm trùng cũng có thể thúc đẩy tình trạng sưng. Các dấu hiệu của phù bạch huyết cũng bao gồm cảm giác nặng hoặc bó chặt ở tay hoặc chân, không thể cử động bình thường, nhiễm trùng tái phát, cứng hoặc dày da và tình trạng khó ngủ.
7. Bạn có thể đang đối phó với chứng viêm khớp
Chứng viêm khớp – bao gồm một số bệnh lý cụ thể – đề cập đến tình trạng các khớp bị sưng, đau, cứng và khó cử động. Bệnh này cực kỳ phổ biến ở người lớn tuổi, có thể ảnh hưởng đến các khớp trên toàn cơ thể, bao gồm cả vùng mắt cá chân. Bác sĩ Weinfeld cho biết: “Khi tôi có kết quả chụp X-quang và thấy ai đó bị viêm khớp cổ chân nặng, điều đó chắc chắn có thể giải thích cho tình trạng sưng tấy ở khu vực này”. Ông cho biết thêm rằng phản ứng viêm liên quan đến chứng viêm khớp khiến khớp sưng lên.
8. Đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông
Bác sĩ Dan Paull – người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Easy Orthopedics – cho biết một trong những nguyên nhân đáng báo động nhất gây ra tình trạng sưng xung quanh mắt cá chân (thường lan rộng cả đến vùng chân phía trên) chính là cục máu đông.
Bác sĩ Paull nói: “Nếu bạn bị sưng mắt cá chân ở một bên và tiếp tục lan lên vùng trên của chân, bạn cần phải đi thăm khám”. Trong một số trường hợp, cục máu đông có thể di chuyển vào phổi và gây ra chứng thuyên tắc phổi (hay tình trạng động mạch phổi bị tắc nghẽn) có khả năng đe dọa tính mạng. Ngoài tình trạng sưng ra, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu khác của cục máu đông – như đau, khó thở, cảm thấy choáng váng, da đỏ hoặc đổi màu và vùng đó nóng lên – hãy đến bệnh viện để được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
9. Đó có thể là một triệu chứng của các vấn đề khác về tim
Trong suy tim sung huyết – hậu quả của bệnh động mạch vành hoặc tình trạng huyết áp cao, có ít nhất một trong các buồng tim không còn có thể bơm máu bình thường. Bác sĩ Paull giải thích: “Nếu tim không thể bơm đủ dịch lỏng, chất lỏng đó có thể tích tụ lại”.
Thông thường, điều này xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân, dẫn đến tình trạng sưng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể tiến triển lên phần chân phía trên. Các dấu hiệu khác của suy tim bao gồm khó thở, tim đập nhanh hoặc không đều, ho dai dẳng, khó tập trung và đau ngực nếu nguyên nhân là do cơn nhồi máu cơ tim.
10. Đó là tác động không mong muốn của quá trình mang thai
Trong số những thay đổi mà cơ thể phải trải qua khi mang thai, sưng bàn chân và mắt cá chân có lẽ là phổ biến nhất. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, điều này chủ yếu là do tất cả lượng máu và chất lỏng bổ sung mà người phụ nữ tạo ra khi mang thai để giúp làm mềm cơ thể và giúp cơ thể nở ra khi thai nhi lớn lên. Sự thay đổi nội tiết tố và áp lực gia tăng lên các tĩnh mạch cũng có thể góp phần làm sưng mắt cá chân trong quá trình mang thai.
11. Bạn có thể bị tình trạng nhiễm trùng
Vết thương xung quanh khớp mắt cá chân nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng lan vào bên trong khớp là điều dễ hiểu, tuy nhiên bất kỳ vi khuẩn nào xâm nhập vào máu đều có thể di chuyển đến ở một trong các khớp. Một trong những dấu hiệu rõ ràng của tình trạng nhiễm trùng? Đó chính là sưng, nóng, đỏ, đau.
Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi là những đối tượng đặc biệt dễ bị viêm khớp do nhiễm trùng, trong đó khớp bị viêm do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, kèm theo đỏ, đau và sốt. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, các tình trạng bệnh lý trên da, như viêm mô tế bào – một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan nhanh khiến da bị đỏ và phồng rộp – cũng có thể khiến vùng mắt cá chân sưng lên, vì tình trạng này thường xuất hiện ở cẳng chân ở người lớn.
12. Các vấn đề về gan hoặc thận có thể là nguyên nhân
Rối loạn chức năng của thận và gan gây ảnh hưởng đến lượng chất lỏng trong cơ thể, cũng có thể góp phần gây giữ nước và dẫn đến sưng mắt cá chân.
Theo Mayo Clinic, trong trường hợp thận bị tổn thương hoặc trường hợp mắc bệnh thận, quá nhiều chất lỏng và natri bị giữ lại trong cơ thể hoặc không đủ protein trong máu, từ đó có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng khắp cơ thể – đặc biệt là ở chi dưới. Bác sĩ Weinfeld lưu ý: “Khi thận bị suy, tình trạng sưng và đau có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng chân bên dưới đầu gối”. Ông nói rằng bệnh gan cũng có liên quan đến lượng protein trong máu thấp, từ đó có thể làm cho chất lỏng bị rò rỉ và gây sưng ở phần dưới cơ thể.
Nguồn: Prevention
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), và các tổ chức, cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu