24/06/2022
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Bạn mở lò vi sóng và phát hiện tách cà phê mà bạn đã hâm nóng… từ ngày hôm qua. Bạn không tài nào nhớ ra tên của người đối diện. Và bạn đã vò đầu bứt tóc 1,000 lần để cố nhớ ra nơi mình đã cất một đồ vật nào đó. Thỉnh thoảng bạn gặp phải tình trạng hay quên, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng mình phải hàng ngày đối mặt với những tình huống trong đó trí nhớ của bạn liên tục ‘dạo chơi’ ở một nơi nào khác, có lẽ đã đến lúc bạn phải chú tâm tìm hiểu sâu hơn để biết được đâu là nguyên nhân. Đừng hoảng hốt: một người gặp phải tình trạng hay quên thường xuyên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc người đó đã mắc bệnh Alzheimer. Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến bạn đãng trí hoặc mất trí nhớ tạm thời vào một lúc nào đó. Hãy cùng tìm hiểu xem một trong những điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến trí nhớ của bạn ‘đi lang thang’ không nhé.
1. Bạn đang sử dụng một loại thuốc có tác dụng phụ về mặt trí nhớ
Lauren Drag – Tiến sĩ tâm thần học tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Stanford – cho biết: “Nếu bạn đang lo lắng về trí nhớ của mình, một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là cùng với bác sĩ xem lại danh sách các thuốc mà bạn đang sử dụng”. Tiến sĩ Drag lưu ý rằng, một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn (thuốc OTC) có thể gây ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ của bạn. Đứng đầu danh sách đó là thuốc kháng cholinergic, đây là loại thuốc ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh trong não gọi là acetylcholine. Thuốc kháng histamine như diphenhydramine, thuốc chống trào ngược dạ dày như ranitidine, thuốc điều trị co thắt cơ như cyclobenzaprine và thuốc trầm cảm như paroxetine và amitriptyline đều được xem là thuốc kháng cholinergic. Các loại thuốc khác cần được theo dõi bao gồm một số loại thuốc huyết áp, thuốc an thần như diazepam và một số loại thuốc giảm đau. Nếu bạn nghi ngờ thuốc điều trị mà mình đang sử dụng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ tạm thời, hãy hỏi ý kién bác sĩ xem có loại thuốc nào thay thế đáng cân nhắc hay không.
2. Bạn đang phải vật lộn với chứng trầm cảm
Khi bạn đang ở trong một trạng thái tinh thần ủ dột, thật khó để tập trung vào những gì đang diễn ra ngay trước mắt bạn – điều đó khiến cho việc nhớ lại việc đó sau này hầu như là điều không thể. Theo Tiến sĩ Drag, trầm cảm thực sự có thể định hình lại một số phần nhất định trong não bộ của bạn. Bà nói: “Nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm có thể liên quan đến những thay đổi về kích thước và chức năng của các vùng não bộ quan trọng đối với các kỹ năng như trí nhớ, tốc độ suy nghĩ, sự chú ý và khả năng giải quyết vấn đề.”
3. Bạn uống quá nhiều rượu bia
Bạn hẳn đã biết rằng trong khi đang nâng chén, rượu bia có thể làm xáo trộn tâm trí của bạn, nhưng việc uống rượu bia vô độ cũng có thể khiến những người nghiện rượu nặng bị ảnh hưởng đến trí nhớ ngay cả khi họ không đang trong cơn say. Tiến sĩ Drag cho biết: “Thú vị là, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái tỉnh táo sau khoảng thời gian chìm đắm trong hơi men có thể dẫn đến sự suy giảm tạm thời về mặt trí nhớ và suy nghĩ khi bạn trải qua giai đoạn cai nghiện”. Bà cho biết thêm, một số người – chủ yếu là những người nghiện rượu trong thời gian dài – có thể không bao giờ lấy lại trí óc sắc bén của họ được nữa. Nhưng hầu hết mọi người có thể mong đợi rằng sự suy giảm này chỉ là tạm thời và trí nhớ sẽ dần được khôi phục, mặc dù điều đó có thể mất đâu đó từ vài tuần đến vài tháng.
4. Mức độ căng thẳng của bạn đang ở ngưỡng cao
Tình trạng căng thẳng khiến bộ não của bạn mất tập trung trong khi đáng lý ra nó cần phải ghi nhớ thông tin. Đó là lý do tại sao một số điện thoại mà ai đó vừa nói cho bạn biết lại có thể biến mất khỏi tâm trí trước khi bạn kịp rút điện thoại ra khỏi túi và lưu số. Tiến sĩ Drag cho biết: “Xét về mặt ngắn hạn, một ai đó đang trong trạng thái lo lắng có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp một cuộc trò chuyện bởi vì họ đang mải suy ngẫm về vấn đề khiến họ bận tâm”. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng kéo dài, nghiêm trọng thậm chí còn tệ hơn. Bà giải thích: “Nó có thể có tác động đáng kể đến não bộ, có lẽ là do việc tiếp xúc lâu dài với các hormone được tiết ra trong giai đoạn căng thẳng”. Ngay cả những rắc rối hàng ngày trong việc quản lý hóa đơn của gia đình và lịch trình bận rộn cũng có thể làm giảm kỹ năng ghi nhớ của bạn. Tiến sĩ Drag nói: “Thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, thức khuya để hoàn thành công việc, không tập thể dục và không ăn uống đầy đủ – tất cả những yếu tố này đều có thể làm gia tăng sự đãng trí”.
5. Bạn có một vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc chưa được chẩn đoán
Bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho não – như tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao – đều có thể gây ra sự suy giảm trí nhớ. Tiến sĩ Drag cho biết: “Một loạt các bệnh lý/tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như suy giáp, thiếu hụt vitamin và mất cân bằng hormone cũng có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ. Đặc biệt, ở người lớn tuổi, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra chứng nhầm lẫn đột ngột và tạm thời.” Bà khuyên mọi người nên đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe để loại trừ những nguyên nhân phổ biến này và đảm bảo không có gì phải lo lắng. Trong một số trường hợp, một sản phẩm bổ sung vitamin đơn giản sẽ giúp phục hồi trí não của bạn.
6. Bạn chỉ đơn giản là đang kiệt sức
Chỉ vì bạn dành 8 giờ (hoặc nhiều hơn) để ngủ không có nghĩa là bạn đã có được những phút giây nghỉ ngơi chất lượng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dành ít thời gian cho giấc ngủ sâu sẽ gặp nhiều rắc rối hơn về trí nhớ. Tin tốt ư? Đôi khi tất cả những gì bạn cần chỉ là một giấc ngủ ngắn nhưng sâu – ngay cả khi bạn chỉ chợp mắt trong vòng 6 phút – để giúp tăng cường chức năng não bộ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi bất thường mặc dù đã ngủ đủ giấc, hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tiến sĩ Drag cho biết: “Chứng ngưng thở khi ngủ, lấy ví dụ, có thể làm giảm lượng oxy trong não và dẫn đến những thay đổi trong việc cung cấp máu cho não, theo thời gian có thể tác động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng tư duy”.
7. Chỉ đon giản là bạn đang già đi
Khi bạn già đi, não bộ của bạn có thể cho thấy những dấu hiệu suy giảm chức năng liên quan đến tình trạng lão hóa, cũng tương tự như da của bạn ngày càng nhăn nheo và các khớp kêu răng rắc mỗi khi bạn cử động. Bệnh Alzheimer có nhiều khả năng xảy ra sau tuổi 65, trong khi chứng hay quên nhẹ thậm chí còn phổ biến hơn. Vì vậy, đừng ngay lập tức lo lắng nếu bạn thấy mình đang gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng mới hoặc suy nghĩ về từ vựng bạn muốn sử dụng trong một câu. Tiến sĩ Drag cho biết: “Những lời phàn nàn phổ biến nhất mà tôi gặp từ những người lớn tuổi là họ đang gặp phải khó khăn trong việc nghĩ ra các từ phù hợp cũng như bước vào phòng và quên mất lý do tại sao họ ở đó. Những lần đãng trí như thế có thể hoàn toàn là điều bình thường.”
Làm thế nào để bạn biết được liệu chứng hay quên mà bạn gặp phải có vượt qua ngưỡng bình thường hay chưa? Nếu tình trạng đãng trí bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Tiến sĩ Drag giải thích: “Một sự cố do lỡ mất lối ra hoặc rẽ nhầm đường khi lái xe trên một tuyến đường mới không phải là điều gì bất thường, nhưng nếu bạn thường xuyên bị lạc khi lái xe, đặc biệt là ở những địa điểm quen thuộc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ”. Đồng thời, tập thể dục, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và trí óc nói riêng, cũng như có được cho mình một mạng lưới hỗ trợ tốt từ người thân, bạn bè, đội ngũ y tế… có thể giúp bạn duy trì sự nhạy bén trí não lâu hơn.
Nguồn: PREVENTION
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu