Có thể ăn trái cây khi mắc bệnh tiểu đường không? Đâu là loại trái cây tốt và không tốt đối với tiểu đường?

Ăn trái cây có thể là cách ngon miệng để thỏa cơn đói cũng như đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều chứa đường. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu trái cây có thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường hay không.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ báo cáo rằng bất kỳ loại trái cây nào cũng có thể tiêu thụ được đối với bệnh nhân tiểu đường, miễn là người này không bị dị ứng với loại trái cây ấy.

Thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn nhiều trái cây hơn có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, lợi ích mà các loại trái cây mang lại cho sức khỏe là không giống nhau. Trái cây tươi hoặc đông lạnh, hoặc nước trái cây tươi sẽ tốt hơn các loại trái cây đã qua chế biến như sốt táo và trái cây đóng hộp. Điều này là do trái cây đóng hộp có thể được bổ sung thêm đường. Và lượng đường bổ sung này có thể khiến đường huyết tăng đột biến.

Hãy cùng tìm hiểu về những loại trái cây được khuyến nghị nên ăn và nên tránh cho người bệnh tiểu đường, cũng như xem xét mối quan liên hệ giữa trái cây và lượng đường trong máu.

DANH SÁCH CÁC LOẠI TRÁI CÂY CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Trái cây và chỉ số đường huyết

Đối với bệnh nhân tiểu đường, cách để chọn được loại an toàn và phù hợp trong số các loại trái cây cũng như thực phẩm với hàm lượng carbohydrate cao khác là kiểm tra chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) của chúng.

Chỉ số GI được thể hiện trên thang điểm từ 1 – 100. Điểm số này cho biết thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thế nào. Chẳng hạn, cơ thể sẽ hấp thu thực phẩm có GI cao nhanh hơn so với thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp.

Thực phẩm với chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Bảng dưới đây lệt kê các loại trái cây có GI thấp và trung bình:

Trái cây có chỉ số GI thấp (GI: 20 – 49)Trái cây có chỉ số GI trung bình (GI: 50 – 69)
táo

dâu đen
anh đào (cherry)
bưởi
đào

mận
dâu tây
sung ngọt
nho
kiwi
xoài
cam
nho khô
chuối vừa chín tới

TRÁI CÂY NÊN TRÁNH

Nhìn chung, người mắc bệnh tiểu đường không nên tránh việc tiêu thụ trái cây vì loại thực phẩm này là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trái cây thực sự có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt về loại trái cây mình nên ăn.

Trái cây chứa nhiều đường

Mặc dù trái cây có chỉ số GI cao vẫn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường, lượng tiêu thụ các loại trái cây này cần được theo dõi. Hầu hết các loại trái cây thường không có chỉ số GI cao, nhưng những loại trái cây sau lại là ngoại lệ và cần được lưu ý:

  • chuối rất chín
  • chà là khô
  • dưa hấu
  • dứa.

Trái cây chứa nhiều carb

Một số người mắc bệnh tiểu đường đã thực hiện chế độ ăn ít carb (chế độ low-carb) để giảm tác động của carbohydrate lên đường huyết.

Điều đáng chú ý là các loại trái cây có hàm lượng carb cao vẫn có thể chứa ít carbohydrate hơn so với các loại đồ ăn nhẹ khác, những loại này thậm chí còn có ít dinh dưỡng hơn so với trái cây. Ví dụ, một quả chuối lớn chứa khoảng 30g carbohydrate, trong khi một chiếc bánh muffin sô-cô-la chứa khoảng 55g.

Do đó, chúng ta nên tập trung vào việc hạn chế lượng tiêu thụ của các loại thực phẩm giàu carb khác trước khi cắt bỏ trái cây.

TÔI NÊN TIÊU THỤ BAO NHIÊU TRÁI CÂY?

Hầu hết các hướng dẫn đều khuyến nghị người lớn và trẻ em ăn 5 khẩu phần (serving) trái cây và rau quả mỗi ngày. Điều này áp dụng với cả những người mắc bệnh tiểu đường.

Các hướng dẫn khác khuyến nghị đảm bảo rằng một nửa lượng thực phẩm tiêu thụ trong mỗi bữa ăn có chứa trái cây, rau quả hoặc cả hai.

Đối với một người mắc bệnh tiểu đường, một nửa trong tổng lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi bữa ăn nên là rau quả không chứa tinh bột, thay vì trái cây. Một nửa còn lại nên là nguồn cung cấp protein và tinh bột giàu chất xơ, chẳng hạn như các loại đậu hạt hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên bổ sung thêm chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để thúc đẩy cảm giác no và tăng cường hấp thu các chất chống oxy hóa và các vitamin.

Một khẩu phần (serving) tương đương với một quả, đối với trái cây có kích thước trung bình (tương đương kích thước của quả bóng chày). Một khẩu phần của các loại trái cây nhỏ hơn, chẳng hạn như quả mọng, là 1 cốc (cup).

Đối với trái cây đã qua chế biến, chẳng hạn như sốt táo và nước ép trái cây, một khẩu phần là nửa cốc. Và đối với trái cây khô như nho khô và anh đào khô, một khẩu phần là 2 muỗng canh.

Đối với rau quả, việc chú trọng vào sự đa dạng của các loại rau quả tiêu thụ có thể là cách tốt để hấp thu các chất dinh dưỡng phù hợp và thưởng thức được nhiều hương vị.

LỢI ÍCH CỦA TRÁI CÂY ĐỐI VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiêu thụ đủ chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thu đường, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều loại trái cây giàu chất xơ, đặc biệt là khi ăn cả vỏ hoặc xác. Hàm lượng chất xơ và nước cao trong nhiều loại trái cây là lý do chúng khiến chúng ta cảm thấy no lâu.

Chế độ ăn có đủ trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ béo phì, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Béo phì là tình trạng có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Do chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, trái cây là lựa chọn tốt để lên thực đơn cho bữa ăn. Nhưng hãy hạn chế lượng trái cây chế biến sẵn, chẳng hạn như sốt táo và nước ép trái cây, vì chúng đã bị loại bỏ chất xơ.

CÁC LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHÁC CỦA TRÁI CÂY

Những người mắc bệnh tiểu đường nên áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng để cung cấp đủ năng lượng và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Một số loại trái cây, chẳng hạn như dưa hấu, có nhiều đường nhưng vẫn có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh nếu tiêu thụ với lượng vừa phải.

Tiêu thụ trái cây cũng có thể ngăn một người hảo ngọt tìm đến bánh kẹo và các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp khác. Hầu hết các loại trái cây đều có chứa nhiều dưỡng chất, đồng thời ít chất béo và natri. Trái cây cũng thường chứa các chất dinh dưỡng mà các loại thực phẩm khác không có.

Chuối chứa kali và tryptophan – một axit amin quan trọng. Trái cây họ cam quýt – chẳng hạn như cam và bưởi – rất giàu vitamin A và C, đây đều là những chất chống oxy hóa mạnh.

TÓM LẠI

Một số loại trái cây – như chuối rất chín – có chỉ số GI cao và vì thế, người bệnh tiểu đường nên tránh những loại trái cây này hoặc tiêu thụ chúng ở mức vừa phải. Bạn cũng nên hạn chế ăn trái cây đã qua chế biến, đóng hộp hoặc sấy khô được cho thêm đường. Trái cây là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và chúng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Chúng ta nên cắt giảm các loại thực phẩm có đường khác trước khi giảm lượng trái cây mà mình tiêu thụ.

Nguồn: Medical News Today

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu