13/07/2022
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính (Chronic fatigue syndrome – CFS) là một chứng rối loạn đặc trưng bởi tình trạng cực kỳ mệt mỏi không thể khắc phục bằng việc nghỉ ngơi và không thể giải thích bằng một tình trạng bệnh lý nền đã có từ trước.
CFS cũng có thể được gọi là bệnh viêm cơ não tủy (myalgic encephalomyelitis – ME) hoặc bệnh không dung nạp gắng sức toàn thân (systemic exertion intolerance disease – SEID).
Nguyên nhân của CFS vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Một số giả thuyết bao gồm nhiễm virus, căng thẳng tâm lý hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Vì không có nguyên nhân đơn lẻ nào được xác định, đồng thời do nhiều tình trạng/bệnh lý khác cũng gây ra các triệu chứng tương tự nên có thể khó chẩn đoán CFS.
Không có những xét nghiệm cụ thể nào cho CFS. Khi tiến hành chẩn đoán, bác sĩ sẽ phải loại trừ các nguyên nhân khác cũng có thể khiến một người cảm thấy mệt mỏi.
Mặc dù trước đây CFS là một chẩn đoán gây tranh cãi, hiện nay nó đã được chấp nhận rộng rãi như một tình trạng bệnh lý.
CFS có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, mặc dù nó phổ biến nhất ở phụ nữ ở độ tuổi 40 – 50. Hiện không có cách chữa trị cho tình trạng này, tuy nhiên việc điều trị có thể làm giảm các triệu chứng.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về CFS, bao gồm các triệu chứng, các phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh.
Nguyên nhân gây ra CFS?
Nguyên nhân gây ra CFS hiện vẫn chưa rõ. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
Cũng có thể một số người có khuynh hướng di truyền trong việc mắc CFS.
Mặc dù CFS đôi khi có thể gặp phải sau khi nhiễm virus, không có một tình trạng nhiễm virus nào được tìm thấy gây ra CFS. Một số tình trạng nhiễm virus đã được nghiên cứu trong mối liên quan với CFS, bao gồm những bệnh lý gây ra bởi:
Tình trạng nhiễm vi khuẩn – bao gồm Coxiella burnetii và Mycoplasma pneumoniae – cũng đã được nghiên cứu trong mối liên quan với CFS.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho rằng CFS có thể là giai đoạn cuối của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, thay vì một tình trạng cụ thể.
Trên thực tế, khoảng 1 trong số 10 người bị nhiễm EBV, virus Ross River hoặc vi khuẩn Coxiella burnetii sẽ gặp phải một tình trạng đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán CFS.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nói rằng những người đã có các triệu chứng nghiêm trọng với bất kỳ tình trạng nào trong số ba tình trạng nhiễm khuẩn kể trên có nguy cơ cao hơn mắc phải CFS sau này.
Những người mắc CFS đôi khi có hệ thống miễn dịch suy yếu, nhưng các bác sĩ không biết liệu sự suy yếu này có đủ để gây ra rối loạn hay không.
Những người mắc CFS đôi khi cũng có thể có nồng độ hormone bất thường. Các bác sĩ cũng vẫn chưa kết luận liệu điều này có ý nghĩa đáng kể hay không.
Các yếu tố nguy cơ của CFS?
CFS thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi 40 – 50.
Giới tính cũng đóng vai trò quan trọng trong CFS, do phụ nữ có nguy cơ được chẩn đoán mắc CFS cao hơn nam giới từ 2 – 4 lần.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc CFS bao gồm:
Các triệu chứng của CFS?
Các triệu chứng của CFS thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân cũng mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi đến mức đủ nghiêm trọng để làm cản trở các hoạt động hàng ngày của một người.
Tiêu chuẩn để chẩn đoán mắc CFS là khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của một người bị suy giảm đáng kể, kèm theo tình trạng mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng. Tình trạng mệt mỏi này không khắc phục được bằng cách nghỉ ngơi.
Bạn cũng sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần, đó được gọi là tình trạng mệt mỏi sau gắng sức (post-exertional malaise – PEM). Điều này có thể kéo dài hơn 24 giờ sau khi hoạt động.
CFS cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn:
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp tình trạng:
Các triệu chứng thực thể của CFS có thể bao gồm:
Ảnh hưởng của CFS mang tính chu kỳ, với các giai đoạn tệ đi và sau đó cảm thấy tốt hơn.
Đôi khi, các triệu chứng thậm chí có thể biến mất hoàn toàn, lúc này bệnh được xem là thuyên giảm. Tuy nhiên, các triệu chứng vẫn có thể tái phát sau đó, tức là tình trạng tái phát.
Chu kỳ thuyên giảm và tái phát như thế có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát các triệu chứng, nhưng một người vẫn có thể làm được điều này.
CFS được chẩn đoán như thế nào?
CFS là một tình trạng rất khó để chẩn đoán.
Theo Viện Y học Hoa Kỳ, kể từ năm 2015, CFS xuất hiện ở khoảng 836,000 đến 2,5 triệu người Mỹ. Tuy nhiên, theo ước tính, 84 – 91% số người này vẫn chưa được chẩn đoán.
Không có xét nghiệm y khoa nào để sàng lọc CFS. Các triệu chứng của nó tương tự như nhiều tình trạng khác. Nhiều người mắc CFS không có vẻ như đang bị bệnh, vì vậy bác sĩ có thể không nhận ra rằng họ thực sự có một tình trạng/bệnh lý nào đó.
Để chẩn đoán một người mắc CFS, bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân có thể có khác và cùng người đó xem xét lại bệnh sử.
Họ sẽ cần xác nhận rằng người đó ít nhất có các triệu chứng cốt lõi (đã đề cập ở phần trên). Họ cũng sẽ hỏi về thời gian và mức độ của tình trạng mệt mỏi không giải thích được của người này.
Việc loại bỏ các nguyên nhân có thể có khác khiến bạn mệt mỏi là một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán. Một số tình trạng/bệnh lý có các triệu chứng giống với các triệu chứng của CFS bao gồm:
Các tác dụng phụ của một số loại thuốc – chẳng hạn như thuốc kháng histamine – và rượu, cũng có thể có các triệu chứng của CFS.
Do có những điểm tương đồng giữa các triệu chứng của CFS và nhiều tình trạng/bệnh lý khác, điều quan trọng là không tự chẩn đoán. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Họ có thể cùng bạn tìm cách để giảm bớt các triệu chứng này.
CFS được điều trị như thế nào?
Hiện không có cách chữa trị cụ thể cho tình trạng CFS.
Mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau và do đó có thể cần những cách điều trị khác nhau để kiểm soát tình trạng rối loạn và làm giảm bớt các triệu chứng.
Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn. Họ có thể cùng bạn xem xét những lợi ích và tác dụng phụ có thể có của các liệu pháp điều trị.
PEM xảy ra khi sự gắng sức dù chỉ là nhỏ về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc cũng khiến các triệu chứng CFS trở nên tồi tệ hơn.
Các triệu chứng thường xấu đi trong vòng 12 – 48 giờ sau hoạt động gắng sức và kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.
Quản lý hoạt động có thể giúp cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để tránh gây bùng phát PEM. Bạn sẽ cần phải tìm ra giới hạn của cá nhân cho các hoạt động tinh thần và thể chất, lập kế hoạch cho các hoạt động này và tiếp theo là đến thời gian nghỉ ngơi để có thể duy trì mọi thứ trong phạm vi giới hạn này.
Việc ghi nhật ký các hoạt động có thể giúp một người tìm ra giới hạn cá nhân của mình.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù việc tập thể dục nhịp điệu (aerobic) nhiều là tốt cho hầu hết các tình trạng/bệnh lý mạn tính, những người mắc CFS lại không thể áp dụng và dung nạp được thói quen tập thể dục này.
Thực hiện một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng.
Hạn chế hoặc loại bỏ lượng cafein tiêu thụ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm bớt tình trạng mất ngủ. Bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh sử dụng nicotine và rượu.
Cố gắng tránh những giấc ngủ ngắn vào ban ngày nếu điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng ngủ vào ban đêm.
Hình thành thói quen ngủ hợp lý. Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
Thông thường, không có một loại thuốc nào có thể điều trị tất cả các triệu chứng. Ngoài ra, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy loại thuốc sử dụng cũng có thể phải thay đổi theo.
Trong nhiều trường hợp, CFS có thể được kích hoạt bởi tình trạng trầm cảm hoặc là một triệu chứng của trầm cảm. Một người có thể cần đến liệu pháp điều trị trầm cảm liều thấp hoặc cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên về sức khỏe tâm thần.
Nếu những thay đổi lối sống không mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp hỗ trợ giấc ngủ. Thuốc giảm đau cũng có thể giúp bạn đối phó với tình trạng đau nhức và đau khớp do CFS gây ra.
Nếu tình trạng mắc phải cần phải được điều trị bằng thuốc, thuốc sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của một người. Hãy phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị. Không có một phương pháp điều trị CFS nào phù hợp cho tất cả mọi người.
Châm cứu, thái cực quyền, yoga và xoa bóp có thể giúp giảm tình trạng đau liên quan đến CFS. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung nào.
Điều có thể được dự đoán trong dài hạn?
Bất chấp những nỗ lực nghiên cứu được tăng cường, CFS vẫn là một tình trạng phức tạp chưa xác định được chính xác nguyên nhân chính xác và cách chữa trị. Tỷ lệ phục hồi chỉ là 5%. Do đó, việc kiểm soát CFS là một thách thức.
Có thể bạn sẽ cần thay đổi lối sống để thích nghi với tình trạng mệt mỏi kinh niên của mình. Kết quả là bạn có thể bị trầm cảm, lo âu hoặc tách rời xã hội.
Tình trạng CFS tiến triển khác nhau ở mỗi người, vì vậy điều quan trọng là bạn phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có được một kế hoạch điều trị đáp ứng nhu cầu của bạn.
Nguồn: Health Line
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu