21/07/2022
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Hen suyễn (hay hen phế quản) là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp và gây khó thở. Không thể chữa khỏi bệnh hen suyễn, nhưng các triệu chứng của bệnh lý này có thể được kiểm soát bằng các liệu pháp thích hợp.
Hen suyễn thường gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở và ho, tuy nhiên, có nhiều loại hen suyễn khác nhau với những biểu hiện và đặc điểm khác nhau.
Một số triệu chứng mang tính nhất quán đối với nhiều loại hen suyễn khác nhau, nghĩa là đều xuất hiện ở những dạng hen suyễn khác nhau này, trong khi các triệu chứng khác thường liên quan đến một tình trạng hen suyễn cụ thể nào đó hơn.
Là điều phổ biến nếu ai đó mắc nhiều loại hen suyễn cùng một lúc.
Việc biết được loại hen suyễn cụ thể mà một người mắc phải là rất quan trọng, vì điều này có thể giúp đảm bảo rằng người đó sẽ nhận được phương pháp điều trị thích hợp nhất và có khả năng tránh được các tác nhân có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn.
Các loại hen suyễn
Các loại hen suyễn khác nhau được đặt tên dựa trên các yếu tố như độ tuổi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng cũng như loại triệu chứng, và tác nhân khiến các triệu chứng hen suyễn khởi phát.
Dưới đây là danh sách các loại bệnh lý hen suyễn khác nhau:
1. Hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn ở trẻ em (pediatric or childhood asthma), như tên gọi cho thấy, bắt đầu từ giai đoạn thơ ấu. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải vắng các buổi học. Trước tuổi dậy thì, bệnh hen suyễn thường gặp ở bé trai hơn là bé gái, tuy nhiên sau tuổi dậy thì, điều này lại đảo ngược. Bé trai cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn nặng hơn bé gái trong giai đoạn thơ ấu và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân chính xác của bệnh hen suyễn ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng, nhiều yếu tố được cho là có vai trò nào đó, chẳng hạn như chế độ ăn uống của người đang mang thai, mức độ căng thẳng, cũng như việc sử dụng kháng sinh và hút thuốc lá trong giai đoạn thai kỳ. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, động vật, mạt, nấm mốc và các chất gây dị ứng (dị ứng nguyên) khác trong thời thơ ấu cũng có một vai trò nhất định.
Các triệu chứng cổ điển của bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm:
Tình trạng khò khè và khó thở ngày càng tăng là những dấu hiệu phổ biến của sự xuất hiện cơn bùng phát.
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em thường khởi phát do cảm lạnh và các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Việc tập thể dục và tiếp xúc với chất gây dị ứng, khói thuốc và các chất kích ứng khác cũng là những tác nhân phổ biến kích hoạt cơn hen. Các triệu chứng cũng có thể tệ hơn vào ban đêm.
Thông thường, việc chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em diễn ra sau khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lý viêm đường hô hấp cùng với tình trạng khò khè (wheezing associated respiratory infections – WARIs) tái phát hoặc bệnh lý đường thở phản ứng (reactive airway disease – RAD). Bệnh hen suyễn cũng thường xảy ra cùng với bệnh chàm và dị ứng.
Để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và tiến hành đo phế dung – yêu cầu trẻ thở vào ống nối với máy – để đánh giá chức năng phổi của trẻ. Các kiểm tra khác có thể nhằm kích hoạt các triệu chứng hen suyễn, chẳng hạn như kiểm tra về khía cạnh dị ứng và tập thể dục, hoặc chỉ định sử dụng methacholine (loại thuốc thu hẹp đường thở tạm thời) cũng có thể được tiến hành.
2. Hen suyễn khởi phát ở người lớn
Trong khi nhiều người khởi phát bệnh hen suyễn từ thời thơ ấu, ở những người khác, các triệu chứng của bệnh lý này không xuất hiện cho đến tuổi trưởng thành. Không giống như trẻ em với khuynh hướng có các triệu chứng ngắt quãng được kích hoạt bởi tình trạng dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, người lớn thường có các triệu chứng dai dẳng.
Bệnh hen suyễn khởi phát ở tuổi trưởng thành (adult-onset asthma) thường gặp ở phụ nữ hơn – là những người có nhiều khả năng khởi phát bệnh hen suyễn sau 20 tuổi – và những người béo phì.
Một số trường hợp hen suyễn khởi phát ở người lớn cũng xảy ra ở những người từng bị hen suyễn khi còn nhỏ. Trong những trường hợp này, các triệu chứng thường biến mất vào cuối thời thơ ấu và tái phát khi người đó ở độ tuổi 30 hoặc 40.
Nguyên nhân của tình trạng hen suyễn ở người lớn bao gồm:
Hút thuốc không gây ra bệnh lý hen suyễn ở người lớn nhưng nó có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở người lớn bao gồm:
Bệnh hen suyễn khởi phát ở người lớn được chẩn đoán tương tự như bệnh hen suyễn ở trẻ em. Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, kiểm tra chức năng phổi thông qua đo phế dung, đồng thời có thể thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm dị ứng chẳng hạn.
3. Hen suyễn dị ứng
Hen suyễn dị ứng (allergic asthma) là loại hen suyễn phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 60% những người được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn
Các triệu chứng của hen suyễn dị ứng được gây ra hoặc kích hoạt do tiếp xúc với phấn hoa, vật nuôi, mạt bụi, gián và các chất gây dị ứng khác.
Nếu bạn bị hen suyễn dị ứng, hệ miễn dịch của bạn xem các chất gây dị ứng là những ‘kẻ ngoại lai’ có hại và vì thế sản xuất ra một thành phần gọi là immunoglobulin E (IgE), có thể dẫn đến tình trạng sưng và viêm đường hô hấp. Việc này khiến bạn khó thở hơn và có thể gây ra cơn hen.
Hen suyễn dị ứng gây ra các triệu chứng:
Các triệu chứng của hen suyễn dị ứng cũng có thể đi kèm với các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như mắt đỏ, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa hoặc phát ban.
Xét nghiệm dị ứng – bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm da – có thể giúp xác định chẩn đoán hen suyễn dị ứng.
4. Hen suyễn không dị ứng
Hen suyễn không dị ứng (non-allergic asthma; non-atopic asthma) là tình trạng không do các chất gây dị ứng gây ra, mà thay vào đó là do bệnh tật, sự căng thẳng, thuốc hoặc các yếu tố môi trường (như thay đổi nhiệt độ). Tình trạng này ít phổ biến hơn so với hen suyễn dị ứng, xảy ra ở 10 – 33% bệnh nhân hen suyễn. Bệnh có thể khởi phát trễ và các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng của hen suyễn không do dị ứng có thể được gây ra hoặc kích hoạt bởi tình trạng nhiễm virus tại đường hô hấp, tập thể dục, các chất kích ứng trong không khí, tình trạng căng thẳng, điều kiện thời tiết, một số loại thuốc và phụ gia thực phẩm.
Các triệu chứng của hen suyễn không do dị ứng cũng bao gồm thở gấp, thở khò khè, khó thở, cảm giác tức ngực và ho – đặc biệt là vào ban đêm, khi tập thể dục hoặc khi cười.
Các kiểm tra tương tự được tiến hành để chẩn đoán hen suyễn dị ứng sẽ được sử dụng để giúp chẩn đoán hen suyễn không do dị ứng, lý do là vì chúng giúp loại trừ nguyên nhân gây hen suyễn là do các dị ứng nguyên.
5. Co thắt phế quản do tập thể dục
Chứng co thắt phế quản do luyện tập (exercise-induced bronchoconstriction – EIB) trước đây được gọi là hen suyễn do luyện tập. Ở những người bị EIB, đường thở trở nên thu hẹp khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất, từ đó làm cho việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.
Có đến 90% những người bị hen suyễn được cho là gặp phải EIB, tuy nhiên, EIB cũng có thể xảy ra ở những người không bị hen suyễn.
EIB có thể được kích hoạt bởi bản thân hoạt động thể chất, đặc biệt là hoạt động thể chất cường độ cao. Ngoài ra, nó cũng có thể được kích hoạt bởi các chất kích ứng mà bạn tiếp xúc trong khi luyện tập, chẳng hạn như thành phần clo trong bể bơi, sự ô nhiễm nếu tập thể dục ngoài trời hoặc không khí lạnh và khô tại sân băng. Không khí khô và lạnh là nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng EIB hơn là không khí ấm và ẩm.
Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi bắt đầu tập thể dục và có thể tiếp tục kéo dài một thời gian sau khi bạn đã ngừng việc luyện tập.
Các triệu chứng phổ biến nhất của EIB là:
Cũng như với các loại hen suyễn khác, xét nghiệm dị ứng có thể hữu ích để giúp loại trừ nguyên nhân gây ra các triệu chứng hen suyễn là do các dị ứng nguyên. Để giúp khẳng định chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể tiến hành đo phế dung trong khi bạn tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc các thiết bị luyện tập khác.
6. Hen suyễn nghề nghiệp
Hen suyễn nghề nghiệp là loại hen suyễn do tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng tại nơi làm việc. Tình trạng này chiếm khoảng 10 – 25% số người mắc bệnh hen suyễn.
Hen suyễn thường được xem là một tình trạng mạn tính, kéo dài, tuy nhiên, hen suyễn nghề nghiệp có thể hồi phục nếu tránh được nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Hen suyễn nghề nghiệp có thể do một loạt các chất gây dị ứng và kích ứng gây ra, bao gồm:
Các triệu chứng của hen suyễn nghề nghiệp có thể mất nhiều thời gian để khởi phát. Khi mức độ nhạy cảm của bạn với dị nguyên hoặc chất kích ứng tăng lên, các triệu chứng mà bạn gặp phải sẽ trở nên tệ hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Nếu bạn nghi ngờ mình bị hen suyễn nghề nghiệp, hãy đi thăm khám. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm tương tự như trong chẩn đoán các loại hen suyễn khác và nếu nghi ngờ nguyên nhân là do một chất gây dị ứng hoặc kích ứng cụ thể nào, họ cũng có thể tiến hành các kiểm tra để xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với tác nhân này.
7. Hen suyễn dạng ho
Hen suyễn dạng ho (cough variant asthma – CVA), là loại hen suyễn gây ra một triệu chứng duy nhất là ho khan (không tiết dịch nhầy). Đây là nguyên nhân phổ biến của tình trạng ho mạn tính và có thể dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng hen suyễn khác nếu không được điều trị. CVA có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ.
Thông thường, những người mắc CVA có các triệu chứng thay đổi theo mùa, từ đó cho thấy rằng trong nhiều trường hợp, các chất gây dị ứng đóng vai trò trong việc kích hoạt các triệu chứng CVA. Các nguyên nhân khác của CVS – chẳng hạn như nước hoa mùi hương đậm hoặc không khí lạnh – cũng có thể gây ra các triệu chứng.
CVA có thể khó chẩn đoán vì các kiểm tra chức năng phổi – chẳng hạn như đo phế dung – có thể vẫn cho kết quả bình thường. Nghiệm pháp kích thích phế quản bằng methacholine đôi khi được sử dụng, nhưng một lựa chọn khác mà bác sĩ có thể sử dụng để khẳng định chẩn đoán CVA là chỉ định thuốc giãn phế quản – loại thuốc giúp mở rộng đường thở và được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn. Nếu thuốc này cải thiện được tình trạng ho thì nó cho thấy bạn có thể mắc CVA.
8. Hen suyễn về đêm
Có tới 3/4 số người bị hen suyễn cho biết họ gặp các triệu chứng vào ban đêm.
Các triệu chứng của hen suyễn về đêm (nocturnal or nighttime asthma) có thể xảy ra ngay trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong đêm.
Triệu chứng của hen suyễn về đêm bao gồm những triệu chứng của hen suyễn thông thường như ho, cảm giác tức ngực, thở khò khè và thở gấp. Tình trạng hen suyễn về đêm cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày và khó tập trung. Nó cũng có thể khiến việc kiểm soát các triệu chứng hen suyễn trong suốt cả ngày trở nên khó khăn hơn.
Các triệu chứng của hen suyễn về đêm có thể khởi phát khi bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa. Nằm ngửa có thể khiến bạn khó thở hơn, đồng thời giúp chất nhầy từ mũi thuận lợi chảy xuống phía sau cổ họng, vì thế có thể khiến cơn ho xuất hiện. Nếu bạn bị trào ngược axit khi ở tư thế nằm thì tình trạng này cũng có thể gây kích ứng đường thở của bạn.
Việc tiếp xúc với mạt bụi, da chết từ vật nuôi, nấm mốc và các dị nguyên khác có trong phòng ngủ hoặc vào buổi tối, cũng như tiếp xúc với không khí ban đêm mát hơn có khả năng làm cho các triệu chứng hen suyễn tồi tệ hơn vào ban đêm. Sự thay đổi nồng độ hormone trong khi ngủ cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện các triệu chứng hen suyễn vào ban đêm.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cho rằng mình bị hen suyễn về đêm. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh tại nhà, đây là một thiết bị nhỏ bằng nhựa mà bạn thổi vào khi thao tác. Máy đo lưu lượng đỉnh sẽ giúp đo tốc độ bạn có thể thổi khí ra khỏi phổi và cho biết độ mở của đường thở. Thực hiện việc đo lường vào cả ban ngày và ban đêm để kiểm tra chức năng phổi có thể giúp xác định xem liệu bạn có bị hen suyễn về đêm hay không.
9. Hội chứng chồng lấp giữa hen suyễn và COPD
Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD) đều là những tình trạng có thể gây khó thở nhiều hơn, đồng thời có nhiều triệu chứng giống nhau khác. Một số người bị hen suyễn cũng có thể mắc COPD và đây được gọi là hội chứng chồng lấp hen suyễn – COPD (asthma-COPD overlap syndrome – ACOS).
Những người mắc ACOS thường bị suy giảm chức năng phổi cũng như các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Điều quan trọng là phải tìm hiểu xem một người có bị ACOS hay không vì tình trạng này có khả năng còn nghiêm trọng hơn cả bệnh hen suyễn. Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và khám sức khỏe để chẩn đoán. Ngoài việc tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra khác liên quan đến chẩn đoán tình trạng hen suyễn, bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X-quang hoặc chụp CT phổi.
10. Các loại hen suyễn khác
Ngoài các loại hen suyễn được trình bày ở trên, các thuật ngữ dưới đây cũng được sử dụng để giúp mô tả các loại bệnh hen suyễn khác.
Điểm mấu chốt Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, hãy hỏi bác sĩ để biết được loại bệnh hen suyễn mà bạn mắc phải. Hãy phối hợp với bác sĩ trong việc phát triển kế hoạch điều trị, đồng thời hãy nhớ sử dụng thuốc điều trị hen suyễn đều đặn theo đúng chỉ định. Nhiều người nhận thấy rằng với việc quản lý tình trạng bệnh tốt, họ có thể kiểm soát được các triệu chứng hen suyễn mà mình gặp phải.
Nguồn: MEDICINE
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu