PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Ivabradine STELLA 7.5 mg
Rx

Tính chất dược lực học chủ yếu của ivabradine ở người là làm giảm nhịp tim đặc hiệu phụ thuộc liều. Ivabradine không ảnh hưởng tới sự dẫn truyền trong tim, sự co bóp cơ tim (không có tác dụng ức chế lực co cơ tim) hoặc tới sự tái cực của tâm thất.

Quy cách Hộp 28 viên, 56 viên, 112 viên
Hạn dùng 24 tháng
Thành phần Ivabradine
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén bao phim: 7,5 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Điều trị đau thắt ngực ổn định mạn tính ở người lớn có nhịp xoang bình thường và nhịp tim ≥ 70 nhịp/phút.
  • Phối hợp điều trị suy tim mạn tính ổn định với nhịp xoang và nhịp tim ≥ 75 nhịp/phút.

Liều dùng

  • Người dưới 75 tuổi: Khởi đầu uống 5 mg × 2 lần/ngày.
    Người trên 75 tuổi: Khởi đầu 2,5 mg × 2 lần/ngày.
  • Điều chỉnh liều sau 2 – 4 tuần theo nhịp tim.
  • Liều duy trì không vượt quá 7,5 mg × 2 lần/ngày.
  • Thận trọng khi sử dụng ivabradine đối với những bệnh nhân suy thận.
  • Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ. Thận trọng khi sử dụng ivabradine cho bệnh nhân suy gan trung bình. Không dùng ivabradine cho bệnh nhân suy gan nặng.
  • Tính an toàn và hiệu quả của ivabradine trên trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.

Cách dùng

  • Uống trong bữa ăn, 02 lần mỗi ngày, một viên vào buổi sáng và một viên vào buổi tối.
  • Giảm liều nếu nhịp tim chậm < 50 nhịp/phút kéo dài hoặc nếu có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp xảy ra. Ngưng dùng thuốc nếu nhịp tim duy trì ở mức < 50 nhịp/phút hoặc triệu chứng của nhịp tim chậm vẫn tiếp diễn ngay cả khi đã giảm liều.
  • Quá mẫn với ivabradine hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Các rối loạn nhịp tim: Nhịp tim lúc nghỉ dưới 70 nhịp/phút trước khi điều trị, hội chứng nút xoang, block nhĩ thất độ 3, đau thắt ngực không ổn định, sốc tim, suy tim cấp hoặc suy tim không ổn định, dùng máy tạo nhịp tim nhân tạo, huyết áp dưới 90/50 mmHg;
  • Đang dùng thuốc ức chế CYP3A4 như thuốc điều trị nấm (ketoconazole, itraconazole), kháng sinh nhóm marcrolide (clarithromycin, erythromycin);
  • Bệnh gan nặng;
  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và phụ nữ có khả năng có thai.

Rất thường gặp

  • Lóa mắt.

Thường gặp

  • Đau đầu (thường trong tháng điều trị đầu tiên), chóng mặt (có thể liên quan đến nhịp tim chậm).
  • Nhịp tim chậm, block nhĩ thất độ 1 (kéo dài khoảng PQ trên điện tâm đồ), ngoại tâm thu thất, rung nhĩ.
  • Nhìn mờ.
  • Huyết áp không được kiểm soát.
  • Ivabradine chỉ được chỉ định điều trị triệu chứng cho bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mạn tính vì thuốc này không đem tới lợi ích tác động trên tim mạch.
  • Cần tiến hành đo nhịp tim, kiểm soát điện tâm đồ hoặc theo dõi ngoại trú 24 giờ khi xác định nhịp tim lúc nghỉ trước khi bắt đầu điều trị bằng ivabradine và khi cân nhắc điều chỉnh liều ở bệnh nhân đang điều trị bằng ivabradine.
  • Ivabradine không được khuyến cáo ở các bệnh nhân rung nhĩ hoặc loạn nhịp tim khác gây cản trở chức năng nút xoang.
  • Bệnh nhân điều trị bằng ivabradine có sự tăng nguy cơ tiến triển rung nhĩ. Rung nhĩ phổ biến hơn ở bệnh nhân sử dụng đồng thời amiodarone hoặc thuốc chống loạn nhịp mạnh nhóm I.
  • Bệnh nhân suy tim mạn tính có khiếm khuyết về dẫn truyền tâm thất (block nhánh trái, block nhánh phải) và rối loạn đồng bộ tâm thất nên được theo dõi chặt chẽ.
  • Ivabradine không được khuyến cáo cho các bệnh nhân block nhĩ thất độ 2.
  • Chống chỉ định phối hợp ivabradine với thuốc làm giảm nhịp tim thuộc nhóm chẹn kênh calci như verapamil hoặc diltiazem.
  • Bệnh suy tim cần phải ổn định trước khi cân nhắc điều trị với ivabradine.
  • Không sử dụng ivabradine ngay sau khi đột quỵ.
  • Ivabradine ảnh hưởng đến chức năng võng mạc.
  • Không dùng ivabradine ở những bệnh nhân hạ huyết áp nghiêm trọng (huyết áp < 90/50 mmHg).
  • Nên tránh sử dụng ivabradine ở các bệnh nhân có hội chứng QT bẩm sinh hoặc được điều trị với thuốc kéo dài khoảng QT. Giảm nhịp tim do ivabradine có thể làm trầm trọng thêm sự kéo dài khoảng QT, dẫn đến loạn nhịp nghiêm trọng, đặc biệt là xoắn đỉnh.
  • Ivabradine STELLA 7.5 mg có chứa lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzyme lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.
  • Phụ nữ có khả năng mang thai cần sử dụng biện pháp tránh thai thích hợp trong quá trình điều trị bằng ivabradine. Không dùng ivabradine trong thời gian mang thai và trong thời gian cho con bú.
  • Ivabradine có thể gây ra hiện tượng đom đóm mắt, nên được lưu ý trong trường hợp lái xe và vận hành máy móc mà cường độ ánh sáng thay đổi đột ngột, đặc biệt lái xe vào ban đêm. Ivabradine không ảnh hưởng lên khả năng vận hành máy móc.