11/11/2024
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
(Dân trí) – Phản ánh việc “cấp visa” cho thuốc mới vào Việt Nam phải xếp hàng cả năm trời, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất thủ tục rút gọn với những thuốc đã được thế giới công nhận và ứng dụng đại trà.
Một số bất cập liên quan đến chính sách về dược được các đại biểu Quốc hội đề cập thảo luận. Về nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chậm “cấp visa” cho thuốc mới, người dân có thể chịu thiệt
Chỉ ra thực tế “cấp visa” cho thuốc mới ở Việt Nam còn chậm, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho rằng việc này có thể khiến người dân chịu thiệt vì không được hưởng thành quả mới của khoa học.
Theo ông Hiếu, nhiều nước khó hơn chúng ta rất nhiều như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, đã có những thuốc lưu hành 5-6 năm nhưng muốn nhập vào Việt Nam vẫn phải “chờ cấp visa”. Chúng ta cần có quy trình rõ ràng trong việc nhập thuốc đã được các nước trên thế giới công nhận qua các nghiên cứu và ứng dụng đại trà.
Ông Hiếu dẫn chứng với những thuốc đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Nhật cấp giấy phép và được bảo hiểm y tế của những nước đó chi trả cho người dân sử dụng, có thể tiến hành thủ tục rút gọn cho phép lưu hành tại Việt Nam.
Bàn về chính sách xa hơn để phát triển ngành dược nội địa, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu lưu ý “cần biết vị trí mình đang ở đâu”. Ông lo ngại chúng ta có những biện pháp ngăn chặn, không cho thuốc của các hãng dược phẩm lớn vào Việt Nam, trong khi thuốc tương đương của Việt Nam không thể so sánh nổi về chất lượng, nhu cầu của người dân vẫn cao, nên giá thuốc ngoại sẽ bị đẩy lên. Thậm chí, theo ông Hiếu, một số công ty dược lớn của nước ngoài đã rút khỏi thị trường Việt Nam với lý do không cạnh tranh được về giá khi chúng ta đưa các sản phẩm nội tương đương lên cùng nhóm để đấu thầu tập trung quốc gia.
Quy định chặt chẽ, cụ thể việc bán thuốc online
Một thực trạng đang gây bức xúc trong xã hội được đại biểu Lân Hiếu đề cập là thuốc bán online gây nguy hại cho sức khỏe, hoặc bán những sản phẩm quảng cáo là thuốc nhưng không phải thuốc.
Ủng hộ quy định trong dự thảo khi cho phép bán thuốc qua giao dịch điện tử, nhưng ông Hiếu cho rằng cần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, cần nêu rõ thuốc bán online phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Các thuốc được bán qua thương mại điện tử bao gồm thuốc không cần kê đơn và các thuốc theo đơn nhưng phải được cơ sở y tế kê trên hệ thống đơn thuốc điện tử (sổ khám bệnh và bệnh án điện tử).
Bên cạnh đó, nhà thuốc được bán online cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y Tế ban hành và thẩm định, cấp phép. Ông Hiếu gợi ý nên bắt đầu thử nghiệm tại các nhà thuốc của bệnh viện đã triển khai đầy đủ bệnh án điện tử. Việc này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hạn chế tình trạng lộn xộn như hiện nay và cũng xóa bỏ được tư duy “không quản được thì cấm”.
Đặc biệt, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu góp ý trong Luật nên có điều khoản Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên các mạng xã hội nhằm tiếp nhận thông tin, kiểm tra tính chính xác hay giả mạo của thuốc quảng cáo.
Theo ông, những thuốc quảng cáo sai sự thật cần công khai cho người dân biết, có tra cứu trên các trang web và ứng dụng của chính đơn vị thuộc Bộ Y tế mới có thể giảm dần tình trạng sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội.
Ngoài ra, cần có cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Công an và Cục Quản lý thị trường của Bộ Công Thương để xử lý các vi phạm về quảng cáo thuốc.
Nguồn: Dân Trí
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu về thuốc generic tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên biệt vào các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thấp khớp, các thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch, các bệnh hô hấp, tiết niệu, các thuốc điều trị nội tiết toàn thân,…). Sản phẩm của STELLAPHARM đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Liên quan đến chính sách quản lý và phát triển công nghiệp dược, Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo sửa đổi luật Dược 2016 với các điểm mới phù hợp với thực tế phát triển. Luật Dược 2016 tập trung cho tăng cường việc tự cung, tự cấp thiết yếu cho công tác
Trong thời đại mà sức khỏe ngày càng được xem xét một cách toàn diện, người tiêu dùng không ngại chi tiền cho các sản phẩm và dịch vụ đóng góp tích cực cho sức khỏe tổng thể của họ… Trong ngành công nghiệp dược phẩm và các sản phẩm liên quan, thực phẩm chức
(Dân trí) – Thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỉ USD trong năm 2023; ngành công nghiệp dược của nước ta có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm qua với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,3%. Tại tọa đàm “Công nghiệp dược Việt Nam và hành trình tham
Khi thời hạn bảo hộ bản quyền của những dòng thuốc chủ lực sắp hết, các hãng dược lớn đều đã tính toán kỹ lưỡng lộ trình của họ với nhiều chiến lược khác nhau nhằm duy trì doanh thu và nhuận khổng lồ càng lâu càng tốt. Hãng dược lớn nào cũng có một
Theo Báo cáo nghiên cứu ngành Dược Việt Nam, tính đến năm 2020, ngành Dược Việt Nam đã đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 6% vào giai đoạn 2018 – 2020. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại do dại dịch và thu nhập của người lao