PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Calpostella
Rx

Calcium polystyrene sulfonate hoạt động theo cơ chế tích lũy trong đường tiêu hóa, loại bỏ các ion kali bằng cách bài tiết qua phân. Dùng bằng đường uống có hiệu quả hơn so với việc sử dụng thuốc thụt giữ.

Quy cách Hộp 30 gói/60 gói x 5 g. Hộp 10 gói/20 gói x 15 g.
Hạn dùng 24 tháng
Thành phần Calcium polystyrene sulfonate
Dạng bào chế và hàm lượng Thuốc bột pha hỗn dịch uống: 4,995 g/gói 5 g
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Điều trị tăng kali máu liên quan đến chứng vô niệu hoặc thiểu niệu nghiêm trọng, ở bệnh nhân cần thẩm phân máu và ở bệnh nhân thẩm phân máu thường xuyên hoặc thẩm phân phúc mạc kéo dài.

Liều dùng

  • Các khuyến cáo về liều dùng liệt kê dưới đây chỉ mang tính chất hướng dẫn; các yêu cầu chính xác cần được quyết định dựa trên cơ sở xác định điện giải huyết thanh bình thường.
  • Người lớn, bao gồm cả người cao tuổi:
    Đường uống
    Liều thông thường là 15 g x 3 hoặc 4 lần/ngày.
    Mỗi liều được sử dụng dưới dạng hỗn dịch trong một lượng nước nhỏ hoặc trong sirô (nhưng không phải nước trái cây có chứa kali) để tạo cảm giác ngon miệng hơn, theo tỷ lệ 3 – 4 ml trên 1 g nhựa.
    Dùng calcium polystyrene sulfonate cách ít nhất 3 giờ trước hoặc sau khi uống các thuốc khác. Đối với bệnh nhân liệt dạ dày, nên xem xét khoảng cách 6 giờ.
    Đường trực tràng
    Đường trực tràng thường dùng cho bệnh nhân bị nôn mửa hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa trên, bao gồm cả liệt ruột. Đường trực tràng có thể được sử dụng đồng thời với đường uống để đạt kết quả ban đầu nhanh hơn hoặc ở những bệnh nhân liệt dạ dày phải sử dụng các loại thuốc uống khác trong vòng 6 giờ khi sử dụng calcium polystyrene sulfonate. Nhựa có thể dùng đường trực tràng dưới dạng hỗn dịch gồm 30 g nhựa trong 150 ml nước hoặc dextrose 10%, như một loại thuốc thụt giữ hàng ngày.
    Trong giai đoạn đầu, sử dụng thuốc bằng đường trực tràng cũng như đường uống có thể giúp hạ nhanh mức kali huyết thanh.
    Thuốc nên được giữ lại trong trực tràng ít nhất 9 giờ nếu có thể, sau đó rửa đại tràng để loại bỏ nhựa. Nếu ban đầu sử dụng cả hai đường, không cần tiếp tục dùng đường trực tràng khi nhựa đường uống đã đến trực tràng.
  • Trẻ em:
    Chưa đủ dữ liệu chứng minh hiệu quả và tính an toàn của calcium polystyrene sulfonate trên trẻ em.

Cách dùng

  • Calpostella chỉ dùng đường uống hoặc đường trực tràng.
  • Bệnh nhân có nồng độ kali huyết tương < 5 mmol/l.
  • Các trường hợp liên quan đến tăng calci máu (ví dụ: cường cận giáp, đa u tủy, bệnh sarcoidosis hoặc ung thư biểu mô di căn).
  • Tiền sử quá mẫn với các loại nhựa polystyrene sulfonate.
  • Bệnh tắc ruột.
  • Trẻ sơ sinh.
  • Quá mẫn với calcium polystyrene sulfonate hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng
    Nhựa có thể làm tăng tác dụng hạ kali máu, tăng calci máu, và các biểu hiện lâm sàng liên quan.
    Các trường hợp hạ magnesi máu đã được báo cáo.
    Tăng calci máu đã được báo cáo ở những bệnh nhân thẩm phân máu sử dụng nhựa calci, và đôi khi ở bệnh nhân suy thận mạn tính. Nhiều bệnh nhân suy thận mạn tính có nồng độ calci huyết thanh thấp và phosphate huyết thanh cao, nhưng ở một số người không thể kiểm tra trước, cho thấy có sự gia tăng đột ngột calci huyết thanh ở mức cao sau khi điều trị bằng nhựa calci. Nguy cơ này nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát sinh hóa đầy đủ.
  • Tiêu hóa
    Kích ứng dạ dày, chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón và đôi khi tiêu chảy có thể xảy ra. Phân cứng sau khi dùng đường trực tràng, đặc biệt ở trẻ em và sự tích tụ dày đặc trong đường tiêu hóa (bezoars) sau khi dùng đường uống. Hẹp đường tiêu hóa và tắc ruột, có thể do bệnh lý nền hoặc do pha loãng nhựa chưa đủ.
    Thiếu máu cục bộ đường ruột, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, loét hoặc hoại tử đường tiêu hóa, đôi khi gây tử vong.
    Phần lớn các trường hợp đã được báo cáo khi sử dụng đồng thời sorbitol.
  • Hô hấp, ngực và trung thất
    Một số trường hợp viêm phế quản và/hoặc viêm phế quản-phổi cấp tính do hít phải các hạt calcium polystyrene sulfonate đã được mô tả.
  • Calcium polystyrene sulfonate có thể gắn kết với các thuốc uống, dẫn đến khả năng làm giảm hấp thu và hiệu quả qua đường tiêu hóa của chúng. Tránh dùng đồng thời calcium polystyrene sulfonate với các thuốc đường uống khác. Dùng calcium polystyrene sulfonate cách ít nhất 3 giờ trước hoặc sau khi uống các thuốc khác. Đối với bệnh nhân liệt dạ dày, nên xem xét khoảng cách 6 giờ.
  • Hẹp đường tiêu hóa, thiếu máu cục bộ đường ruột và các biến chứng (hoại tử và thủng) có thể xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị bằng polystyrene sulfonate, đặc biệt ở những bệnh nhân sử dụng sorbitol.
  • Do đó, không khuyến cáo sử dụng đồng thời sorbitol với calcium polystyrene sulfonate.
  • Cần lưu ý đến khả năng mất kali nghiêm trọng và phải kiểm soát đầy đủ về lâm sàng và sinh hóa trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân đang điều trị với digitalis. Nên ngừng sử dụng nhựa khikali huyết thanh giảm xuống còn 5 mmol/l.
  • Giống như tất cả các loại nhựa trao đổi cation, calcium polystyrene sulfonate không hoàn toàn chọn lọc đối với kali. Hạ magnesi máu và/hoặc tăng calci máu có thể xảy ra. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi về tất cả các rối loạn điện giải có liên quan. Nồng độ calci huyết thanh nên được đánh giá hàng tuần để phát hiện sớm sự tăng calci máu, và điều chỉnh liều lượng nhựa theo mức ngăn ngừa sự tăng calci và hạ kali trong máu.
  • Trong trường hợp táo bón nghiêm trọng, nên ngừng điều trị cho đến khi nhu động ruột bình thường trở lại. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng chứa magnesi.
  • Bệnh nhân cần được cẩn thận đặt đúng tư thế khi uống nhựa, tránh trường hợp hít vào, có thể dẫn đến biến chứng phế quản phổi.
  • Không khuyến cáo sử dụng calcium polystyrene sulfonate trong thời kỳ mang thai và cho con bú trừ khi, theo ý kiến của bác sỹ, lợi ích vượt trội so với nguy cơ tiềm ẩn.
  • Không có cảnh báo cụ thể về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.