02/11/2020
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease – NAFLD) là thuật ngữ chỉ một loạt các tình trạng do sự tích tụ chất béo trong gan. Tình trạng này thường gặp ở những người thừa cân hoặc béo phì.
Một lá gan khỏe mạnh chỉ chứa ít hoặc không chứa chất béo. Người ta ước tính cứ 3 người ở Anh thì có 1 người mắc NAFLD giai đoạn đầu, tức là có một lượng nhỏ chất béo trong gan.
NAFLD giai đoạn đầu thường không gây hại gì, nhưng nếu tình trạng này tiến triển xấu hơn, có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan.
Có mức độ cao chất béo trong gan cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh thận.
Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, NAFLD sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Nếu được phát hiện và xử trí ở giai đoạn đầu, bạn có thể ngăn NAFLD tiến triển xấu hơn và có thể giảm được lượng mỡ trong gan.
Các giai đoạn của NAFLD
NAFLD phát triển theo 4 giai đoạn chính. Hầu hết những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu tiên thường không nhận biết được.
Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể tiến triển và cuối cùng dẫn đến tổn thương gan nếu không được phát hiện và xử trí.
Các giai đoạn chính của NAFLD bao gồm:
Có thể mất nhiều năm để tiến triển đến tình trạng xơ hóa hoặc xơ gan. Điều quan trọng là thay đổi lối sống để ngăn tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
Tôi có nguy cơ mắc NAFLD không?
Bạn có nguy cơ mắc NAFLD cao hơn nếu bạn:
Tuy nhiên, NAFLD đã được chẩn đoán ở những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên, kể cả trẻ nhỏ.
Mặc dù NAFLD rất giống với bệnh gan do rượu (alcohol-related liver disease – ARLD), nhưng NAFLD không phải do uống quá nhiều rượu.
Các triệu chứng của NAFLD
Thường thì không có bất kỳ triệu chứng nào của NAFLD trong những giai đoạn đầu. Bạn có thể sẽ không biết mình mắc NAFLD trừ khi bệnh được chẩn đoán trong quá trình thực hiện các xét nghiệm vì một lý do khác.
Đôi khi, những người bị NASH hoặc xơ hóa (giai đoạn tiến triển của NAFLD) có thể gặp phải:
Nếu tiến triển đến xơ gan (giai đoạn nặng nhất), bạn có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
Cách chẩn đoán NAFLD
NAFLD thường được chẩn đoán sau khi một xét nghiệm máu – được gọi là xét nghiệm chức năng gan – cho kết quả bất thường, đồng thời các bệnh lý khác của gan, chẳng hạn như viêm gan, được loại trừ.
Nhưng xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng xác nhận được NAFLD.
Bệnh lý này cũng có thể được phát hiện thông qua siêu âm bụng. Đây là một kiểu thăm dò trong đó sóng âm được sử dụng để tạo ra hình ảnh bên trong của cơ thể bạn.
Nếu được chẩn đoán mắc NAFLD, bạn có thể cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định xem bệnh đang ở giai đoạn nào. Các xét nghiệm này có thể liên quan đến một xét nghiệm máu đặc biệt hoặc thực hiện một loại siêu âm khác (Fibroscan).
Một số người cũng có thể cần làm sinh thiết, khi dùng kim lấy một mẫu mô gan nhỏ để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Trẻ em và thanh niên có nguy cơ mắc NAFLD cao (những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc hội chứng chuyển hóa) nên thực hiện siêu âm gan 3 năm một lần.
Điều trị NAFLD
Hầu hết những người mắc NAFLD sẽ không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, nhưng nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
Hiện tại không có thuốc đặc trị cho NAFLD, nhưng lựa chọn lối sống lành mạnh có thể hữu ích.
Việc điều trị cho các tình trạng liên quan (cao huyết áp, tiểu đường và cholesterol) hoặc các biến chứng cũng có thể được khuyến cáo.
Bạn nên đi khám bệnh thường xuyên để kiểm tra chức năng gan và phát hiện dấu hiệu của bất kỳ vấn đề mới nào.
Thuốc
Hiện không có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị NAFLD, nhưng có nhiều loại thuốc có thể hữu ích trong việc kiểm soát các bệnh lý liên quan đến NAFLD. Chẳng hạn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để điều trị cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.
Ghép gan
Nếu bệnh tiến triển thành xơ gan nặng và gan không còn hoạt động bình thường được nữa, bệnh nhân có thể phải được đưa vào danh sách chờ ghép gan.
Gan được cấy ghép có thể đến từ những người hiến tặng vừa qua đời, hoặc có thể cấy ghép bằng cách sử dụng một phần gan được lấy ra từ một người hiến tặng còn sống. Vì gan có thể tự tái tạo, cả phần được cấy ghép và phần còn lại của gan của người hiến tặng đều có thể phục hồi về kích thước bình thường.
Những điều bạn có thể làm nếu mắc NAFLD
Áp dụng một lối sống lành mạnh là cách chính yếu để kiểm soát NAFLD. Cụ thể:
Nguồn: UK NATIONAL HEALTH SERVICE
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu