12/03/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Cục máu đông là gì?
Đó là một khối hợp lại từ tế bào và protein trong máu. Cục máu đông giúp làm chậm quá trình chảy máu khi bạn bị thương. Nó thường tiêu biến khi vết thương lành. Nhưng nếu cục máu đông không tiêu biến hoặc nếu nó hình thành khi không cần thiết, nó có thể cản trở hoặc làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu.
Cục máu đông có thể gây ra những vấn đề nào?
Một cục máu đông không mong muốn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Nếu xuất hiện trong động mạch, nó có thể khiến bạn bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu nó xảy ra trong tĩnh mạch, bạn có thể cảm thấy đau và sưng. Một cục máu đông sâu bên trong cơ thể được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis – DVT). Khi cục máu xuất hiện ở phổi, đó gọi là tình trạng thuyên tắc phổi (pulmonary embolism – PE). Cả hai đều là những trường hợp phải cấp cứu.
Hiểu biết về nguy cơ gặp phải cục máu đông
Bạn có thể bị cục máu đông nếu bạn bị gãy xương hoặc co kéo cơ quá mạnh. Nhưng đôi khi bạn có thể không biết tại sao nó lại xảy ra hoặc thậm chí không nhận thấy rằng mình bị huyết khối. Tỷ lệ bạn gặp phải cục máu đông sẽ cao hơn nếu:
Các triệu chứng của cục máu đông
Khi một cục máu đông làm chậm hoặc ngừng lưu thông máu, nó có thể khiến máu tích tụ trong lòng mạch và làm cho mạch máu sưng lên. Nếu tình trạng này xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân của bạn, đó thường là dấu hiệu của DVT. Nhưng bạn cũng có thể có cục máu đông ở cánh tay hoặc bụng. Ngay cả sau khi cục máu đông biến mất, cứ 3 người thì có 1 người vẫn bị tình trạng sưng và đôi khi đau do tổn thương mạch máu.
Nếu một cục máu đông làm tắc nghẽn các tĩnh mạch ở tay hoặc chân, tay chân bạn có thể trông hơi xanh hoặc hơi đỏ. Sau này da bạn cũng có thể bị đổi màu do tổn thương các mạch máu. Tình trạng PE có thể làm cho da của bạn trông xanh xao, nhợt nhạt, và đổ mồ hôi.
Đau ngực đột ngột, dữ dội có thể là tình trạng cục máu đông đã vỡ ra và dẫn đến PE. Hoặc nó có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông trong động mạch khiến bạn bị nhồi máu cơ tim. Nếu là như thế, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở cánh tay, đặc biệt là ở bên trái. Cục máu đông thường gây đau ở vị trí mà nó xuất hiện, như ở cẳng chân, dạ dày hoặc dưới cổ họng.
Đây là một triệu chứng nghiêm trọng. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có cục máu đông trong phổi hoặc tim. Tim của bạn cũng có thể đập nhanh, hoặc bạn có thể vã mồ hôi hoặc cảm thấy lả đi.
Vị trí của cục máu đông
Cục máu đông có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó.
PE có thể dẫn đến mạch nhanh, đau ngực, ho ra máu và khó thở. Nếu có những triệu chứng này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Bạn cũng có thể không có dấu hiệu nào.
Các triệu chứng có thể tương tự với trường hợp cục máu đông ở phổi. Nhưng nếu đó là một cơn nhồi máu cơ tim, bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn và choáng váng cùng với đau ngực. Dù là triệu chứng nào đi nữa, hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Áp lực tăng lên khi máu không thể lưu thông bình thường. Sự tắc nghẽn nghiêm trọng đôi khi có thể dẫn đến đột quỵ. Không có oxy từ máu, các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút. Cục máu đông ở não có thể gây đau đầu, lú lẫn, co giật, có các vấn đề về giọng nói và suy nhược, đôi khi các dẩu hiệu chỉ ở một bên của cơ thể.
Thường thì không có triệu chứng nào. Các tĩnh mạch bị tắc nghẽn trong dạ dày hoặc thực quản có thể làm rách và rò rỉ máu. Điều đó có thể gây đau rất nhiều. Một người có thể đi cầu hoặc nôn ra máu, và phân có màu đen và có mùi hôi bất thường.
Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch thận, những cục máu đông này thường phát triển chậm và chủ yếu ở người lớn. Bạn có thể sẽ không có các triệu chứng trừ khi một mảnh vỡ ra và nằm lại trong phổi. Trong trường hợp hiếm, đặc biệt là ở trẻ em, nó có thể xảy ra nhanh chóng và gây buồn nôn, sốt và nôn mửa. Bạn cũng có thể bị tiểu ra máu và đi tiểu ít hơn.
Trường hợp bạn nghi ngờ mình có cục máu đông
Hãy đi thăm khám ngay lập tức. Cục máu đông có thể gây chết người và chỉ thông qua thăm khám, bạn mới có thể chắc chắn mình có bị tình trạng này hay không. Nếu bạn bị tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc phá vỡ cục máu đông hoặc phẫu thuật luồn một ống có thành mỏng vào vị trí cục máu đông để làm tan nó.
Lời khuyên để phòng tránh cục máu đông
Bạn có thể thực hiện một số cách để giảm tỷ lệ hình thành cục máu đông. Đầu tiên, hãy giữ cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Bạn cũng nên:
Nguồn: WEBMD
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu