28/12/2020
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, có trong nhiều loại thực phẩm. Sự thiếu hụt khoáng chất này có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như giảm chức năng miễn dịch, tiêu chảy và các ảnh hưởng khác. Các triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm không xuất hiện cho đến khi lượng kẽm liên tục ở mức thấp trong vòng vài tháng.
Không đủ kẽm có thể do chế độ ăn uống cung cấp ít thành phần này, nhưng một số tình trạng bệnh lý (như bệnh hồng cầu hình liềm) có thể khiến bạn dễ bị thiếu hụt kẽm hơn. Chẩn đoán thiếu hụt kẽm có thể phức tạp vì nó không phải là xét nghiệm máu tiêu chuẩn. Mức kẽm, cùng với các triệu chứng và lịch sử chế độ ăn của bạn có thể giúp xác định việc thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Ăn thực phẩm giàu kẽm có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu hụt kẽm, và đôi khi cần sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung.
TRIỆU CHỨNG
Mức kẽm thấp có thể gây ra nhiều vấn đề. Các vấn đề đó có thể không được nhận thấy ngay lập tức. Và nếu bạn thiếu khoáng chất thiết yếu này, bạn có thể gặp phải một số ảnh hưởng, nhưng không nhất thiết là tất cả các triệu chứng.
Các ảnh hưởng phổ biến liên quan đến thiếu hụt kẽm bao gồm:
Các tác động của việc thiếu kẽm thường mơ hồ, vì vậy khó nhận biết.
Nhiều triệu chứng liên quan đến tình trạng thiếu hụt kẽm cũng có thể xảy ra với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác cũng như với các bệnh lý. Bạn cũng có thể bị tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác cùng với sự thiếu hụt kẽm, từ đó có thể gây ra các tác động cộng thêm.
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể bị ảnh hưởng của việc thiếu kẽm vì nhu cầu kẽm gia tăng cho bào thai hoặc em bé, và chỉ có thể nhận được từ mẹ. Điều này có thể khiến lượng kẽm trong cơ thể mẹ bị thiếu hụt.
Ngoài những ảnh hưởng khác của việc thiếu kẽm, trẻ thiếu kẽm có thể bị chậm lớn và không tăng cân như bình thường.
Bạn cần nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung dinh dưỡng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
NGUYÊN NHÂN
Việc cung cấp ít kẽm thông qua chế độ ăn là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tiêu thụ đủ kẽm, vẫn có một số yếu tố nguy cơ có thể làm giảm mức kẽm của bạn, bao gồm cả các bệnh lý. Ngoài ra, một số loại thuốc và các chất dinh dưỡng khác có thể cản trở sự hấp thu kẽm, khiến bạn bị thiếu hụt.
Các bệnh lý gây ra tình trạng thiếu hụt kẽm bao gồm:
Các thói quen ăn uống có thể dẫn đến mức kẽm thấp bao gồm:
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, kháng sinh và penicillamine có thể làm giảm lượng kẽm.
SỰ THIẾU HỤT KẼM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO
Kẽm hỗ trợ một số quá trình khác nhau trong cơ thể. Nó được xem là một chất chống oxy hóa, giúp sửa chữa các tổn thương do tác động oxy hóa. Kẽm cũng tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ mang thai, thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
Kẽm đóng một trò tích cực trong hệ thống miễn dịch và quá trình lành vết thương. Sự thiếu hụt kẽm có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức.
Mối liên hệ giữa kẽm và bệnh hen suyễn được cho là xảy ra bởi vì mức độ kẽm thấp có liên quan đến việc tăng sản xuất tế bào mast, bạch cầu ái kiềm và tế bào B – những tế bào của hệ thống miễn dịch có vai trò trong cơn hen suyễn cấp tính.
CHẨN ĐOÁN
Vì các triệu chứng của thiếu hụt kẽm thường không cụ thể, tình trạng thiếu hụt nhẹ có thể khó chẩn đoán. Nếu bạn có các dấu hiệu của sự thiếu kẽm, đó có thể là do thiếu hụt khoáng chất này, hoặc cũng có thể do nguyên nhân khác.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, họ sẽ xem xét bệnh sử chi tiết và tiến hành thăm khám. Trong quá trình đánh giá, bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
Xét nghiệm máu
Có thể bạn cần một số xét nghiệm máu để giúp đánh giá nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Tuy nhiên, mức kẽm không nhất thiết phải là xét nghiệm đầu tiên bạn cần tiến hành để đánh giá tình trạng của mình.
Bạn có khả năng cần làm xét nghiệm công thức máu (CBC). Xét nghiệm này cung cấp thông tin về việc bạn có thể bị nhiễm trùng (thường được chỉ ra bởi lượng bạch cầu cao), hoặc thiếu máu (được chỉ ra bởi sự thay đổi về số lượng và/hoặc kích thước hồng cầu). Nhiễm trùng và thiếu máu thường gây ra các triệu chứng tương tự như tình trạng thiếu hụt kẽm.
Bạn có thể được kiểm tra mức điện giải tiêu chuẩn, chẳng hạn như canxi, kali, natri và clorua. Những giá trị này có thể phản ánh sự thiếu hụt dinh dưỡng và bệnh lý. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm hormone tuyến giáp vì bệnh lý tuyến giáp gây ra một số triệu chứng giống như tình trạng thiếu hụt kẽm.
Bạn cũng có thể được kiểm tra lượng kẽm. Theo Mayo Clinic Laboratories, khoảng tham chiếu bình thường là 0.60 – 1,20 mcg/mL cho trẻ em dưới 10 tuổi trở xuống và 0,66 – 1,10 mcg/mL cho trẻ em trên 10 tuổi và người lớn.
Thiếu kẽm nhẹ có thể không được phản ánh qua nồng độ kẽm trong máu, bạn có thể có mức kẽm trong máu bình thường ngay cả khi bạn thiếu hụt một chút khoáng chất này.
ĐIỀU TRỊ
Bạn cần tăng lượng kẽm bằng cách bổ sung qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đôi khi cần thiết phải sử dụng thêm thực phẩm chức năng.
Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) thuộc Viện Y học của Học viện Quốc gia (Hoa Kỳ) đã xây dựng tiêu chí về lượng kẽm khuyến nghị hàng này. Các khuyến nghị này phù hợp với từng độ tuổi.
Lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày
Thực phẩm chứa kẽm
Hàu chứa hàm lượng kẽm đặc biệt cao trong mỗi khẩu phần ăn. Chỉ 3 ounce (85 g) hàu cung cấp 74 mg kẽm, nhiều hơn đáng kể so với nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày của một người trưởng thành.
Hầu hết các loại thực phẩm khác đều chứa ít kẽm hơn hàu, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể dễ dàng cung cấp cho bạn lượng kẽm được khuyến nghị. Chẳng hạn, sườn heo chứa 2,9 mg kẽm cho mỗi khẩu phần 3 ounce (85 g) và hạnh nhân chứa 0,9 mg kẽm cho mỗi khẩu phần 1 ounce (28 g).
Thực phẩm chứa kẽm bao gồm:
Sản phẩm bổ sung
Nếu bạn bị tình trạng cản trở khả năng hấp thu kẽm từ chế độ ăn, bạn có thể cần sử dụng sản phẩm bổ sung đường uống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về sác sản phẩm bổ sung kẽm và luôn sử dụng theo khuyến nghị.
Sản phẩm bổ sung kẽm có thể ảnh hưởng đến lượng đồng của bạn và một số sản phẩm bổ sung kẽm cũng có chứa đồng.
TÓM LẠI
Hãy nhớ rằng nếu bạn bị thiếu hụt kẽm, khả năng cao bạn cũng có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng, các tác động có thể diễn tiến chậm, chúng có thể mơ hồ và khó xác định. Khi kiểm tra sức khỏe thường niên, hãy nhớ thảo luận với bác sĩ về cảm nhận chung của bạn đối với tình trạng sức khoẻ của mình, hoặc tiến hành kiểm tra sớm hơn nếu bạn nhận thấy các triệu chứng.
Nguồn: VERY WELL HEALTH
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu