13/11/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Nắm rõ chỉ số đường huyết
Kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất một lần mỗi ngày bằng máy đo đường huyết và ghi lại các kết quả đo. Biết được chỉ số nào là bình thường, cao và thấp. Bạn sẽ có thể phát hiện mô hình biến động trong mức đường huyết của mình và cung cấp những thông tin cần thiết cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh việc điều trị trong trường hợp mức đường huyết chưa đạt được mục tiêu điều trị.
Chú ý đến các khẩu phần ăn
Ngay cả khi bạn đang ăn những thực phẩm lành mạnh, điều đó chưa chắc đã là tốt nhất. Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng: Hãy lấp đầy một nửa lượng mà bạn ăn mỗi bữa với trái cây và rau củ, và chia nửa còn lại cho hai nhóm thực phẩm là protein nạc và ngũ cốc.
Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ là cách tốt để tăng lượng của mỗi bữa ăn. Và vì cơ thể bạn không tiêu hóa chất xơ, nó sẽ không làm tăng đường huyết. Hãy tiêu thụ ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Trái cây và rau củ còn nguyên vỏ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đều là những nguồn cung cấp chất xơ tốt.
Hãy lựa chọn đúng các loại carbohydrate
Khi ăn vào, carbohydrate (hay carb: bao gồm đường và tinh bột) sẽ chuyển ngay thành glucose. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến các thành phần carb này. Khi lựa chọn carb để cung cấp cho cơ thể, hãy ưu tiên những loại tốt như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hạt. Đồng thời hãy giảm tiêu thụ các loại ít lành mạnh hơn, như bánh mì trắng và gạo trắng.
Giữ cho cơ thể bạn luôn mát
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy nóng hơn những người khác. Cơ thể nóng cũng sẽ khó kiểm soát và điều chỉnh lượng đường trong máu hơn. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và đội mũ, đồng thời hãy dùng điều hòa nhiệt độ nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao.
Hoạt động thể chất
Việc tập thể dục thường xuyên khiến cho insulin trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Tăng cường vận động là cần thiết để giảm lượng đường trong máu, vì vậy hãy lập cho mình một kế hoạch luyện tập. Đi bộ, bơi lội, tập yoga, khiêu vũ…, hãy tìm hoạt động nào đó bạn thích và biến nó thành một phần của thói quen hàng ngày.
Uống ít thức uống có cồn
Bạn không cần phải tránh hoàn toàn các loại đồ uống này – nhưng hãy uống với lượng vừa phải. Lượng hợp lý cho phụ nữ là một cốc bia khoảng 355 ml, một ly rượu vang khoảng 148 ml hoặc tối đa 44 ml rượu mạnh mỗi ngày; đàn ông nên giới hạn ở lượng gấp đôi phụ nữ. Đồng thời lưu ý không uống đồ uống có cồn khi bụng đói hoặc khi lượng đường trong máu đang thấp.
Chú ý đến giấc ngủ
Giấc ngủ không tốt sẽ khiến bạn trở nên cáu kỉnh và mệt mỏi. Bạn có biết rằng ngủ không ngon giấc cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn vào ngày hôm sau? Hơn thế nữa, nó khiến bạn thiếu tỉnh táo và nội tiết tố của cơ thể hoạt động không tốt. Hãy biến giấc ngủ thành lựa chọn ưu tiên: tắt màn hình các thiết bị điện tử, nghỉ ngơi – thư giãn và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
Quản lý cân nặng
Cân nặng dư thừa làm gia tăng áp lực lên cơ thể và khiến lượng đường trong máu tăng lên. Những thay đổi nhỏ mỗi ngày có thể giúp bạn có cân nặng hợp lý hơn. Hãy ghi chép lại các bữa ăn chính cũng như đồ ăn nhẹ mà bạn tiêu thụ mỗi ngày, từ đó bạn sẽ hình dung rõ hơn về những gì mình đã ăn. Tìm cách vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả việc giảm vài kilogram cân nặng cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị
Một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng này mà không cần dùng thuốc. Chỉ bác sĩ mới có thể quyết định việc bạn có hay không cần dùng thuốc để điều trị. Nếu bạn cần insulin hoặc các loại thuốc khác, hãy tuân thủ việc sử dụng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy tình trạng của mình ổn. Thuốc có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu và giúp bạn kiểm soát sự lên xuống thất thường của chỉ số đường huyết.
Chuẩn bị tốt khi ra khỏi nhà hoặc khi đi du lịch
Bệnh tiểu đường không hẳn là luôn ‘kiềm chân’ bạn. Bạn vẫn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình khi đi ra ngoài và ngay cả khi bạn đi du lịch. Bạn chỉ cần chuẩn bị thật tốt. Nói chuyện với bác sĩ trước bất kỳ chuyến đi nào. Không bao giờ rời khỏi nhà mà không có thuốc hoặc đồ ăn nhẹ. Và nhớ đóng gói nhiều hơn những gì bạn nghĩ bạn sẽ cần, để bạn luôn có đủ bên mình những thứ cần thiết trong bất kỳ trường hợp nào.
Chia sẻ thông tin với người thân
Bệnh tiểu đường là vấn đề của cả gia đình. Nếu những người sống cùng và ăn cùng với bạn đều biết điều gì là tốt và không tốt cho bạn thì việc quản lý lượng đường trong máu của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hãy chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường và tình trạng của bạn với những người trong gia đình để từ đó giúp bạn thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc kiểm soát đường huyết của mình nhé.
Giải tỏa căng thẳng
Khi tình trạng căng thẳng tăng lên, một loại hormone trong cơ thể có tên là cortisol cũng tăng theo. Quá nhiều hormone này sẽ gây rối loạn việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn có thể thoát khỏi căng thẳng trong cuộc sống, hãy cố gắng làm điều đó. Nếu không, hãy thay đổi cách bạn phản ứng với tình trạng căng thẳng: tập thiền, ăn và ngủ tốt, gặp chuyên gia tư vấn và tập thể dục. Chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần cũng giúp tăng cường sức khỏe thể chất của bạn.
Chọn lọc các thành phần chất béo phù hợp
Cơ thể cần chất béo để có năng lượng cho hoạt động. Nhưng những chất xấu như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể đem lại tác động xấu đối với chỉ số đường huyết. Hãy chọn chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn, omega-3 và chất béo không bão hòa đa. Ăn cá và thịt nạc thay vì thịt đỏ. Tránh thức ăn chiên xào. Chọn các sản phẩm từ sữa ít béo và nói không với nước sốt có chứa nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước
Bệnh tiểu đường có thể làm bạn bị mất nước. Khi bạn bị tiểu đường, máu phải cố gắng để giữ lượng đường ở mức thấp. Điều đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, vì thế càng khiến bạn mất nước hơn nữa. Đừng đợi cho đến khi bạn cảm thấy khát mới uống nước. Hãy luôn đem theo một chai nước bên mình. Bạn nên hỏi bác sĩ về lượng nước mà bạn nên uống mỗi ngày. Ngoài ra, hãy giảm tiêu thụ các đồ uống có chứa caffeine.
Nguồn: WEB MD
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu