29/03/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức – gọi là tình trạng cường giáp (hyperthyroidism) và sản xuất quá nhiều hormone, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ được đẩy nhanh tốc độ. Khi xem xét các tác động toàn thân mà tình trạng này có thể gây ra, có thể có một loạt các triệu chứng bao gồm giảm cân, dễ cáu gắt, nhịp tim không đều, run giật, mất ngủ, rụng tóc…. Đi kèm với cường giáp là một số biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như yếu xương, rung nhĩ và những vấn đè liên quan đến thai kỳ. Những biến chứng này phổ biến hơn khi bệnh không được điều trị hoặc không được kiểm soát.
CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
Hầu hết những người bị cường giáp đều gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng được liệt kê bên dưới. Mặc dù các triệu chứng này thường xuất hiện dần dần, nhưng chúng cũng có thể bắt đầu đột ngột, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Trong khi đó, các triệu chứng cường giáp ở những người lớn tuổi có xu hướng ít hơn và không rõ rệt bằng ở những người trẻ.
Cường giáp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể:
Tăng tiết mồ hôi do nhiệt độ cơ thể tăng lên là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh cường giáp. Sự tiết mồ hôi quá mức này có liên quan đến tình trạng ‘không dung nạp nhiệt’ (heat intolerance), điều này có nghĩa là một người có thể gặp khó khăn trong việc chịu đựng nhiệt độ môi trường cao hoặc các hoạt động làm tăng sản sinh nhiệt hơn nữa, chẳng hạn như tập thể dục.
Ngoài tình trạng tóc thưa mỏng và móng tay mềm, da của người bị cường giáp thường mịn và ấm bất thường, do lưu lượng máu tăng lên.
Do tim tăng cường bơm máu, một người bị cường giáp thường nhận thấy tim của mình đập nhanh hoặc mạnh. Nhịp tim bất thường hay loạn nhịp tim (arrhythmias) và huyết áp cao cũng có thể xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức.
Khó thở, đặc biệt khi tập thể dục, thường gặp ở người lớn tuổi bị cường giáp. Nó xảy ra do sự suy yếu của các cơ tham gia vào quá trình thở, cũng như do nhu cầu oxy trong cơ thể tăng lên.
Các triệu chứng tiêu hóa, như khó chịu ở đường tiêu hóa và tăng đi tiêu/ tiêu chảy có thể xảy ra ở bệnh cường giáp do tăng nhu động ruột.
Giảm cân, mặc dù tăng cảm giác thèm ăn, là do sự gia tăng nhu động của ruột (dẫn đến rối loạn hấp thu chất béo) và do tăng tốc độ trao đổi chất (có nghĩa là cơ thể đốt cháy calo nhanh hơn bình thường). Mặc dù sự gia tăng trao đổi chất có thể khiến cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng vào lúc đầu, sau đó cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Sự tăng kích thước tuyến giáp, còn gọi là bướu giáp (goiter) có thể xuất hiện ở một số người bị cường giáp, có thể gây ra các triệu chứng như đau họng và/hoặc khó chịu ở cổ. Tình trạng cổ sưng lên có thể trở nên dễ nhận biết, đặc biệt là khi một người đang thắt cà-vạt hoặc quấn khăn quàng cổ. Sau cùng, bướu cổ có thể gây ra vấn đề về nuốt hoặc thậm chí thở.
Đi tiểu nhiều hơn, cả ban ngày và ban đêm, thường gặp ở những người bị cường giáp.
Do sự thay đổi hormone sinh dục trong cơ thể, có thể xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở những phụ nữ bị cường giáp. Với bệnh lý cường giáp nặng, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng vô kinh (amenorrhea).
Vì hormone tuyến giáp dư thừa chuyển đổi testosterone thành estradiol (một loại estrogen), nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và sưng mô vú – còn gọi là nữ hóa tuyến vú (gynecomastia). Ngoài ra nam giới còn gặp tình trạng giảm hoặc bất thường trong việc sản xuất tinh trùng.
Run tay thường xảy ra trong bệnh cường giáp, cùng với những thay đổi về hành vi và tính cách, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, căng thẳng và/hoặc cáu gắt. Mất ngủ, cũng như khó tập trung hoặc ghi nhớ cũng thường được báo cáo trong bệnh cường giáp.
Các vấn đề khác như thiếu máu (giảm hồng cầu) và chức năng gan bất thường (thông qua xét nghiệm) có thể là manh mối đầu tiên cho thấy một người có tuyến giáp hoạt động quá mức.
CÁC BIẾN CHỨNG
Có một số biến chứng chính có thể xảy ra khi bị cường giáp, đặc biệt khi bệnh không được điều trị.
Một số người gặp các vấn đề về mắt (tình trạng về mắt của bệnh Graves), có thể gây ra cộm mắt, mắt đỏ hoặc mắt lồi do sưng sau nhãn cầu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gặp phải tình trạng nhìn đôi (song thị).
Cường giáp có liên quan đến tình trạng loãng xương, làm cho xương yếu đi, khiến người bệnh dễ bị gãy xương khi té ngã hoặc cho dù chỉ va chạm nhẹ.
Bệnh nhân cường giáp có nguy cơ cao bị rung nhĩ, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Rung nhĩ là một chứng rối loạn nhịp tim phổ biến có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc suy tim.
Cơn bão giáp trạng là một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng. Nó xảy ra ở những người bị cường giáp không được điều trị. Một số trường hợp như phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng có thể dẫn đến cơn bão giáp trạng.
Cơn bão giáp trạng được đặc trưng bởi các triệu chứng mãnh liệt của cường giáp, chẳng hạn như nhịp tim rất nhanh, sốt cao, tiêu chảy, kích động, mê sảng và/hoặc giảm ý thức.
Mặc dù bệnh lý cường giáp nhẹ trong thai kỳ thường không gây ra vấn đề gì cho mẹ và thai nhi, tình trạng cường giáp từ trung bình đến nặng ở thai phụ có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Đối với thai nhi, theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, bệnh cường giáp của thai phụ nếu không được kiểm soát hoặc điều trị sẽ có liên quan đến kích thước thai nhỏ so với tuổi thai, sinh non, thai chết lưu và có thể là dị tật bẩm sinh.
Đối với mẹ, các biến chứng có thể có của tình trạng cường giáp không được điều trị bao gồm tiền sản giật và cơn bão giáp trạng (hiếm gặp).
Đối với một thai phụ bị bệnh Graves (nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp trong thai kỳ), có một nguy cơ (không nhiều) là con của họ sẽ bị cường giáp trước khi sinh – gọi là nhiễm độc giáp ở thai nhi (fetal thyrotoxicosis) hoặc trẻ sinh ra với bệnh cường giáp – gọi là bệnh cường giáp ở trẻ sơ sinh (neonatal hyperthyroidism).
Một số trẻ sinh ra đã bị cường giáp trong khi những trẻ khác mất vài ngày hoặc vài tuần (thường là 3 tuần) để xuất hiện tình trạng cường giáp. Bệnh Graves sơ sinh – nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp ở trẻ sơ sinh – xảy ra khi người mẹ truyền các kháng thể kích thích tuyến giáp cho trẻ, khiến trẻ bị cường giáp tạm thời.
Mặc dù không phổ biến, cường giáp cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu mẹ có tiền sử bệnh Graves đã được điều trị (có nghĩa là họ đã hồi phục). Đây là lý do tại sao cần phải thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tiền sử bệnh lý tuyến giáp nào (ngoài bệnh tuyến giáp hiện có).
Nếu trẻ bị cường giáp, một số triệu chứng có thể bao gồm:
KHI NÀO CẦN ĐI THĂM KHÁM
Nếu bạn lo lắng rằng bạn (hoặc người thân) đang gặp một hoặc nhiều triệu chứng của tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, hãy đến gặp bác sĩ để có được đánh giá đúng nhé! Tin tốt là có thể dễ dàng kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn bằng một xét nghiệm máu đơn giản – gọi là xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (thyroid-stimulating hormone – TSH).
Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng báo động như mạch không đều, khó thở hoặc mê sảng.
Sau cùng, nếu bạn đang dùng thuốc kháng giáp để điều trị cường giáp và đang cân nhắc việc có thai, điều quan trọng là phải có được lời khuyên từ bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nội tiết. Bạn chắc chắn cần chức năng tuyến giáp của mình được kiểm soát tốt trước và trong quá trình mang thai.
Nguồn: Very Well Health
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu