20/07/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm thường gây khó chịu, nhưng nhiều triệu chứng trong số đó có thể thuyên giảm nhờ vào việc ăn một số loại thực phẩm và uống một số thức uống nhất định. Việc ăn uống cũng rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước và giảm cân có thể xảy ra trong giai đoạn nhiễm cảm lạnh và cúm. Sự kết hợp tốt nhất giữa các loại thực phẩm và thức uống tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn như ho, sốt, đau họng và nghẹt mũi.
Chống lại cơn sốt bằng thức ăn và nước
Bệnh cảm cúm thường kèm theo sốt. Mặc dù việc ăn uống không thể chữa khỏi tình trạng sốt, việc tiêu thụ lượng đủ thức ăn và chất lỏng phù hợp để duy trì lượng nước cho cơ thể và giảm thiểu việc giảm cân là rất quan trọng. Khi mắc cảm lạnh hoặc cúm, bạn có thể sẽ không muốn ăn, tuy nhiên cơ thể bạn đang sử dụng nhiều năng lượng hơn để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Sự tiêu hao năng lượng đặc biệt cao khi bạn bị sốt. Ở người lớn, mức năng lượng mà cơ thể sử dụng sẽ tăng thêm 13% khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 10C.
Uống nhiều nước là vô cùng quan trọng khi bị sốt vì sốt thường đi kèm với việc đổ mồ hôi và dẫn đến tăng mất nước. Người lớn nên uống 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần tối thiểu 90 – 120ml chất lỏng mỗi giờ và trẻ sơ sinh cần ít nhất 30 – 60ml chất lỏng mỗi giờ.
Giảm đau đầu bằng cách đảm bảo cơ thể đủ nước
Mất nước có thể góp phần gây đau đầu. Duy trì lượng nước cung cấp cho cơ thể đầy đủ cũng rất quan trọng nếu bạn bị đau đầu khi mắc cảm lạnh và cúm.
Chữa viêm họng bằng cách uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp làm trơn cổ họng và giảm đau họng. Ngoài đồ uống, thức ăn cũng có thể được sử dụng ở dạng lỏng như súp, sinh tố….
Thuốc dạng viên ngậm không đường (thích hợp cho cả bệnh nhân tiểu đường) có thể giúp giảm đau họng tạm thời. Việc ngậm chúng giúp làm tăng sản xuất nước bọt và bôi trơn cổ họng. Bất kỳ loại kẹo cứng nào cũng sẽ có tác dụng bôi trơn tương tự, nhưng thuốc dạng viên ngậm có thể có lợi ích cộng thêm vì chúng còn chứa các thành phần giúp gây tê cục bộ, sát khuẩn và/hoặc chống kích ứng.
Thức ăn mềm sẽ dễ nuốt hơn khi bị đau họng và một số thức ăn mềm như súp nóng cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng đau họng.
Đau họng liên quan đến tình trạng chảy nước mũi sau (có nhiều chất nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng) cũng có thể liên quan đến chất nhầy axit. Uống một thìa cà phê thuốc kháng axit dạng lỏng có thể hữu ích. Bạn không nên uống bất cứ thứ gì trong một thời gian ngắn sau khi uống thuốc kháng axit, mục đích là để thuốc kháng axit này bao phủ cổ họng và trung hòa axit trong chất nhầy. Uống nước quá sớm sau khi sử dụng thuốc kháng axit sẽ làm thuốc bị rửa trôi trước khi nó có đủ thời gian để trung hòa axit.
Chữa ho với trà chanh mật ong
Duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước giúp làm giảm tình trạng ho có đờm. Uống ít nhất 8 cốc 250ml nước mỗi ngày đem lại lợi ích tương tự như việc sử dụng thuốc ho giúp long đờm (loại thuốc làm lỏng chất nhầy trong cổ họng). Trà chanh mật ong nóng có thể làm dịu cơn ho. Đây là sự lựa chọn tốt cho chứng ho vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Ăn thường xuyên khi giảm cảm giác thèm ăn
Khi mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm, cảm giác thèm ăn của bạn thường sẽ giảm đi. Nếu bạn không muốn ăn nhiều, hãy chuyển sang các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn nhằm đảm bảo bạn ăn đủ và đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai. Thức ăn mềm có thể dễ nuốt hơn khi bị nhiễm cảm lạnh và cúm.
Trị sổ mũi với súp gà
Trường hợp mũi tiết ra nhiều chất nhầy hơn khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, lượng nước mất đi sẽ tăng lên. Do đó, duy trì lượng nước bổ sung cho cơ thể là rất quan trọng. Hãy ăn súp gà, đây là món ăn được chứng minh là có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp làm sạch chất nhầy trong mũi.
Làm thông mũi với thức uống nóng
Duy trì đầy đủ lượng nước uống vào giúp làm lỏng chất nhầy và giảm nghẹt mũi. Uống nước hoặc các dịch lỏng khác bất cứ khi nào bạn khát và uống lượng phù hợp dựa trên cơn khát của bạn. Khi mắc cảm lạnh và cúm, bạn nên uống tối thiểu 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Thức uống nóng (như trà mật ong nóng) là lựa chọn lý tưởng vì hơi nóng có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi.
Súp gà là có tính kháng viêm nhẹ và cũng giúp làm sạch chất nhầy trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi. Kẹo ngậm có tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp giảm nghẹt mũi.
Nhiều người cho rằng sữa và các sản phẩm từ sữa làm tăng tình trạng nghẹt mũi và nên tránh dùng chúng, tuy nhiên, điều này không đúng. Bạn không nên loại các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn.
Làm thông các xoang bị tắc nghẽn bằng thức ăn cay
Thức ăn cay có thể giúp làm dịu các xoang bị tắc nghẽn. Bạn có thể chọn các món ăn với nhiều tiêu và ớt.
Uống nhiều nước nếu bạn bị tiêu chảy
Tiêu chảy làm tăng lượng nước mất đi và uống nhiều nước là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng mất nước, đặc biệt là ở trẻ em. Uống nước thường xuyên trong ngày. Người lớn có thể uống nước ngọt không chứa caffein, đồ uống thể thao, nước trái cây hoặc nước hầm xương. Đồ uống có chứa natri, kali và clorua là những lựa chọn tốt, vì những thành phần này cũng mất đi khi bị tiêu chảy. Nên cho trẻ uống nước hoặc dung dịch bù nước. Trẻ sơ sinh nên tiếp tục bú mẹ hoặc bú bình. Nên tránh cho trẻ uống các loại nước ngọt và nước trái cây vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Các muối bù nước đường uống được pha chung với nước có thể bù lại lượng chất lỏng, muối, đường và các khoáng chất quan trọng khác bị mất đi do tiêu chảy và nên được sử dụng nếu bạn hoặc con bạn bị hoặc có nguy cơ bị mất nước.
Nếu bạn bị tiêu chảy khi mắc cảm lạnh và cảm cúm, hãy ăn khi bạn cảm thấy có thể ăn được. Trong trường bạn không thể dung nạp được bất kỳ loại thức ăn nào, hãy đảm bảo rằng bạn tiếp tục uống nhiều nước cho đến khi bạn có thể ăn trở lại. Nên ăn các bữa ăn nhỏ, nhẹ nhưng không cần thiết phải tránh thức ăn đặc, trừ trường hợp trẻ bị mất nước. Trong những trường hợp này, chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn đặc khi trẻ đã uống đủ nước để đảm bảo cơ thể trẻ có đủ lượng nước cần thiết.
Khi bạn đã sẵn sàng để ăn trở lại, hãy bắt đầu với những món ăn đơn giản, chẳng hạn như:
Nên tránh những thực phẩm có thể gây tiêu chảy trở lại, chẳng hạn:
Một số người gặp tình trạng khó tiêu hóa lactose hơn trong thời gian bị tiêu chảy. Nếu điều này xảy ra, bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ sữa chua thường có thể vẫn dung nạp được. Sữa chua có chứa vi khuẩn sống có thể rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.
Giảm buồn nôn và nôn mửa
Thực phẩm khô, đơn giản (như bánh mì, bánh quy) là sự lựa chọn phù hợp nếu bạn đang buồn nôn, đồng thời nên tránh thực phẩm rắn nếu bạn gặp phải tình trạng nôn mửa. Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt là những thực phẩm cần tránh. Bạn cũng không nên ăn đồng thời các đồ ăn nóng và lạnh. Có thể làm giảm cảm giác buồn nôn bằng cách ngậm kẹo gừng hoặc uống nước gừng có ga. Đồ uống lạnh có thể giúp giảm buồn nôn, hãy uống từng ngụm một.
Nôn mửa làm mất nước nhanh chóng và cần phải tăng lượng dịch bù vào để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Nước lọc, nước trái cây, nước hầm xương, nước ngọt không chứa caffein hoặc các dung dịch bù nước bằng đường uống là những lựa chọn phù hợp cho người lớn. Nên tránh thức uống có chứa caffeine hoặc cồn. Nên cho trẻ uống nước hoặc dung dịch bù nước. Trẻ sơ sinh nên tiếp tục bú mẹ hoặc bú bình. Người lớn cũng nên sử dụng các dung dịch bù nước bằng đường uống nếu tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ. Ngậm đá viên cũng có thể hữu ích nếu bạn khó dung nạp chất lỏng.
Bạn có thể sẽ không muốn ăn nhiều khi đang bị buồn nôn hoặc nôn mửa. Khi có thể ăn trở lại, hãy chọn thức ăn bổ dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau để đảm bảo bạn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi bạn có thể dung nạp thức ăn, hãy bắt đầu bằng cách ăn thức ăn khô, đơn giản như cơm hoặc bánh mì nướng, khoai tây luộc, thịt nạc và chuối. Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo và đường.
Việc nuốt sẽ dễ dàng hơn với thức ăn mềm
Nhiễm trùng có thể gây hẹp thực quản và điều này có thể dẫn đến chứng khó nuốt (dysphagia). Tình trạng này đôi khi xảy ra như một triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể khó nuốt hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, có thể hoàn toàn không nuốt được. Chứng khó nuốt cũng có thể khiến việc nhai thức ăn gặp trở ngại. Điều này làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
Mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về thực phẩm khiến họ dễ nuốt, chẳng hạn một số người có thể thấy chất lỏng loãng dễ nuốt nhất trong khi một số người khác có thể thích chất lỏng đặc hơn. Ăn chậm và uống từng ngụm nhỏ. Cố gắng nuốt thức ăn hai lần để tránh thức ăn không nuốt được dễ bị lọt vào khí quản.
Các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất khi mắc cảm lạnh và cúm
Hiệu quả của một số loại vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin C và thảo dược echinacea đã được nghiên cứu trong việc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh dựa trên việc làm giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian gặp phải các triệu chứng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất (chẳng hạn như viên ngậm chứa kẽm, viên nén vitamin C) hơn là các loại thực phẩm có chứa các vitamin và khoáng chất này (bởi vì khi ăn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau củ, thường khó để có được lượng lớn vitamin và khoáng chất như trong sản phẩm bổ sung).
Bằng chứng về hiệu quả của các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất còn hạn chế. Viên ngậm chứa kẽm có thể làm giảm thời gian của các triệu chứng cảm lạnh nếu bạn bắt đầu dùng chúng trong vòng 24 giờ kể từ khi các triệu chứng xuất hiện. Liều cao vitamin C có thể không đem lại nhiều lợi ích đối với các triệu chứng cảm lạnh, chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, sỏi thận và đau quặn bụng. Có ít bằng chứng cho thấy thảo dược echinacea có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Nguồn: HEALTH ENGINE
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu