07/04/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Nhiều người muốn biết câu trả lời cho câu hỏi: ‘Tôi nên nặng bao nhiêu?‘ Tuy nhiên, thực tế không có một con số trọng lượng lý tưởng do sự ảnh hưởng của một loạt các yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi tác, tỷ lệ cơ – mỡ, chiều cao, giới tính và sự phân bố mỡ trong cơ thể hoặc hình dáng cơ thể.
Việc thừa cân có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số bệnh lý, bao gồm béo phì, tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và các vấn đề tim mạch.
Không phải tất cả những ai có cân nặng tăng thêm đều mắc các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng mặc dù lượng cân nặng tăng thêm này có thể hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của một người, nhưng việc kiểm soát cân nặng không chặt chẽ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe trong tương lai.
Dưới đây là 4 cách chỉ ra cân nặng phù hợp mà bạn có thể áp dụng.
Phương pháp 1: CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI)
Chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) là một công cụ phổ biến để quyết định xem một người có trọng lượng cơ thể phù hợp hay không. Phương pháp này đo trọng lượng tương quan với chiều cao của một người.
Công thức tính chỉ số BMI: BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH):
Hạn chế của chỉ số BMI
BMI là một phương pháp đo lường rất đơn giản. Tuy nhiên, dù có tính đến chiều cao, chỉ số này lại không tính đến các yếu tố như:
Những yếu tố này, trong khi đó, lại có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Chẳng hạn, những vận động viên thành tích cao có xu hướng sở hữu một cơ thể cân đối và có ít mỡ. Họ có thể có chỉ số BMI cao vì lượng cơ của họ nhiều hơn, nhưng điều này không có nghĩa là họ thừa cân.
BMI cũng có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về việc liệu một người có cân nặng hợp lý hay không và nó hữu ích để đo lường xu hướng trong các nghiên cứu dân số. Tuy nhiên, không nên xem chỉ số này là thước đo duy nhất để một cá nhân đánh giá xem cân nặng của họ có lý tưởng hay không.
Phương pháp 2: TỶ LỆ VÒNG EO / VÒNG HÔNG (WHR)
Số đo vòng eo trên vòng hông nhằm so sánh kích thước vòng eo với kích thước vòng hông của một người.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người có nhiều mỡ xung quanh phần giữa của cơ thể sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch (cardiovascular disease – CVD) và bệnh tiểu đường. Số đo vòng eo so với vòng hông càng cao thì nguy cơ này càng lớn.
Vì lý do này, tỷ lệ vòng eo / vòng hông (waist-to-hip ratio – WHR) là một công cụ hữu ích để tính toán xem liệu một người có cân nặng và kích thước cơ thể phù hợp hay không.
Công thức: WHR = số đo vòng eo / số đo vòng hông
(Vòng eo được đo ở phần hẹp nhất, thường là ngay trên rốn; vòng hông được đo ở phần rộng nhất.)
Ý nghĩa của chỉ số WHR
Mức độ ảnh hưởng của WHR đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) khác nhau ở nam và nữ do hình dáng cơ thể của họ khác nhau.
Bằng chứng cho thấy WHR có thể tác động đến nguy cơ mắc CVD như sau:
Ở nam giới:
Ở phụ nữ:
Tuy nhiên, những số liệu này có thể khác nhau tùy thuộc vào nhóm dân số cụ thể.
So với BMI, WHR có thể là một dự báo tốt hơn về các cơn nhồi máu cơ tim và các nguy cơ sức khỏe khác, vì chỉ số BMI vốn không tính đến sự phân bố chất béo trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 về dữ liệu sức khỏe của 1,349 người ở 11 quốc gia cho thấy những người có WHR cao hơn cũng có nguy cơ nhiều hơn mắc các biến chứng y tế và phẫu thuật liên quan đến phẫu thuật đại trực tràng.
Tuy nhiên, WHR không đo lường chính xác phần trăm tổng lượng mỡ cơ thể hoặc tỷ lệ cơ – mỡ của một người.
Phương pháp 3: TỶ LỆ VÒNG EO / CHIỀU CAO (WHtR)
Tỷ lệ vòng eo / chiều cao (WHtR) là một công cụ khác có thể dự đoán hiệu quả hơn nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và tỷ lệ tử vong nói chung so với BMI.
Một người có số đo vòng eo nhỏ hơn một nửa so với chiều cao của họ sẽ có nguy cơ thấp hơn mắc một số biến chứng sức khỏe đe dọa tính mạng.
Công thức: WHtR = số đo vòng eo (cm) / chiều cao (cm)
Nếu kết quả ≤ 0.5, khả năng là người đó có cân nặng hợp lý.
Bạn cũng có thể biết được số đo vòng eo lý tưởng của mình dựa trên chiều cao. Chẳng hạn, nếu chiều cao của bạn là 163 cm, số đo vòng eo của bạn nên ≤ 81 cm (các con số này sẽ cho chỉ số WHtR ≤ 0.5).
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Plos One, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng WHtR là một yếu tố dự báo tử vong tốt hơn so với BMI.
Các tác giả cũng trích dẫn phát hiện từ một nghiên cứu khác – liên quan đến thống kê trên khoảng 300,000 người từ các nhóm dân tộc khác nhau – kết luận rằng chỉ số WHtR tốt hơn BMI trong việc dự đoán các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tiểu đường và tăng huyết áp.
Điều này cho thấy WHtR có thể là một công cụ sàng lọc hữu ích.
Các phép đo có tính đến kích thước vòng eo có thể là chỉ số tốt về nguy cơ sức khỏe của một người, vì chất béo tích tụ ở phần giữa của cơ có thể gây hại cho tim, thận và gan.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) lưu ý rằng nam giới có vòng eo từ 101 cm (40 inch) trở lên hoặc phụ nữ có vòng eo từ 89 cm (35 inch) trở lên có nguy cơ cao hơn những người khác trong việc mắc một số bệnh lý:
Tuy nhiên, cách tính như thế lại không xem xét chiều cao hoặc kích thước vòng hông.
Phương pháp 4: TỶ LỆ % MỠ TRONG CƠ THỂ
Tỷ lệ % mỡ trong cơ thể là số đo có được bằng cách lấy trọng lượng mỡ chia cho cân nặng tổng cộng của một người.
Tổng lượng mỡ trong cơ thể bao gồm mỡ thiết yếu (essential fat) và mỡ dự trữ (storage fat).
Ngoài các chỉ số tương đối, mang tính hướng dẫn dành cho nam và nữ, con số lý tưởng cho tỷ lệ % tổng lượng mỡ có thể phụ thuộc vào dạng cơ thể hoặc mức độ hoạt động của một người.
ACE khuyến nghị các chỉ tiêu sau:
Mức độ | Cơ thể nam giới | Cơ thể phụ nữ |
Vận động viên (rất cân đối) | 6 – 13% | 14 – 20% |
Người bình thường (cân đối) | 14 – 17% | 21 – 24% |
Chấp nhận được | 18 – 25% | 25 – 31% |
Thừa cân | 26 – 37% | 32 – 41% |
Béo phì | ≥ 38% | ≥ 42% |
Tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao có thể cho thấy nguy cơ mắc các bệnh:
Tính toán tỷ lệ % mỡ trong cơ thể có thể là một phương pháp tốt để đo lường mức độ cân đối về mặt thể chất vì nó phản ánh thành phần cơ thể của một người. Ngược lại, BMI lại không phân biệt giữa chất béo và khối lượng cơ.
Cách đo lượng mỡ trong cơ thể
Các cách phổ biến nhất để đo tỷ lệ % mỡ cơ thể là sử dụng phương pháp đo độ dày nếp gấp da (skinfold measurement), đây là phương pháp sử dụng loại thước cặp đặc biệt để kẹp da.
Chuyên gia y tế sẽ đo mô trên đùi, bụng, ngực (đối với nam) hoặc bắp tay (đối với nữ). Theo ACE, kỹ thuật này cung cấp kết quả với sai số trong khoảng 3.5%.
Các kỹ thuật khác bao gồm:
Không có phương pháp nào trong số các phương pháp trên đây có thể cho kết quả chính xác 100%, nhưng các kết quả tương đối chính xác để đưa ra một đánh giá hợp lý.
Nhiều phòng tập thể dục và phòng khám có các thiết bị để đo tỷ lệ % mỡ cơ thể của một người.
TÓM LẠI
Chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ vòng eo / vòng hông (WHR), tỷ lệ vòng eo / chiều cao (WHtR) và tỷ lệ % mỡ cơ thể là 4 cách để đánh giá cân nặng hợp lý.
Việc kết hợp các phương pháp đo lường có thể là cách tốt nhất để có được ý tưởng chính xác về việc bạn có nên thay đổi, điều chỉnh cân nặng và vóc dáng của mình hay không.
Bất kỳ ai lo lắng về cân nặng, kích thước vòng eo hoặc các thành phần của cơ thể đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được các lựa chọn phù hợp.
Nguồn: Medical News Today
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu