16/08/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Một nghiên cứu mới về tình trạng bệnh béo phì sớm ở trẻ em đang ngày càng gia tăng cho thấy vi khuẩn trong ruột của trẻ sơ sinh có thể chỉ ra các vấn đề về cân nặng trong những năm sắp tới.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hệ vi sinh vật đường ruột – bao gồm vi khuẩn và các vi sinh vật khác trong hệ tiêu hóa – của trẻ sơ sinh, cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI) của chúng – một thước đo phổ biến của tình trạng thừa cân và béo phì. Nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội nghị trực tuyến về Dịch tễ học, Phòng ngừa, Lối sống và Sức khỏe Tim mạch Chuyển hóa của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Bà Moira Differding – nghiên cứu sinh tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore và là người đứng đầu nghiên cứu – cho biết: “Khả năng xác định các yếu tố đầu đời mà những yếu tố này có thể điều chỉnh được và có liên quan đến tình tăng cân thời thơ ấu sẽ mở ra cơ hội để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như bệnh lý tim mạch sau này. Đó là lý do tại sao chúng tôi dồn sự tập trung vào hệ vi sinh vật ở trẻ”.
Bà Differding cho biết các nghiên cứu trước đây liên quan đến động vật và người lớn tuổi đã cho thấy rằng sự rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn đến tình trạng viêm mức độ thấp, từ đó có thể góp phần gây ra tăng cân và béo phì.
Để theo dõi mối liên hệ đó sớm hơn, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hệ vi sinh vật lấy từ mẫu phân của hơn 200 trẻ ở New Hampshire, ở độ tuổi 6 tuần và 1 tuổi. Sau đó, họ đo chỉ số BMI của những trẻ này cho đến khi chúng 5 tuổi.
Sự dồi dào của hai loại vi khuẩn là Klebsiella và Citrobacter trong phân của trẻ 6 tuần tuổi có liên quan đến chỉ số BMI cao hơn khi chúng lớn hơn. Điều này cũng đúng với vi khuẩn Prevotella được tìm thấy trong phân của trẻ 1 tuổi. Các phát hiện được xem là sơ bộ cho đến khi được đánh giá bởi các chuyên gia khác trong cùng lĩnh vực và được công bố trên tạp chí.
Ông Peter Katzmarzyk – Giáo sư thuộc lĩnh vực hoạt động thể chất và dịch tễ học béo phì tại Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Pennington thuộc Đại học Bang Louisiana ở Baton Rouge và là người không tham gia vào nghiên cứu – cho biết: “Nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật ở trẻ nhỏ thực sự dự đoán chỉ số BMI của trẻ từ 2 – 5 năm sau. Điều đó mở rộng kiến thức của chúng ta và nó khá thú vị”.
Theo bà Differding, hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống và thuốc kháng sinh. Tìm ra cách để giảm thiểu hệ vi sinh vật có liên quan đến béo phì có thể giúp chống lại tình trạng tăng cân sau này.
Bà cho biết: “Cơ thể phải tìm hiểu những vi khuẩn nào là có thể chấp nhận được và những loại nào thì không. Nếu có sự rối loạn trong năm đầu tiên của cuộc đời, điều này sẽ gây ra các vấn đề sớm với trẻ. Và nếu nó không được khắc phục ngay lập tức, cơ thể sau đó có thể phản ứng lại bằng phản ứng viêm nhiều hơn”.
Một yếu tố khác có thể là việc cho con bú. Bà Differding cho biết mức độ vi khuẩn ở trẻ sơ sinh được bú mẹ ít liên quan đến chỉ số BMI cao, nhưng vẫn cần nhiều kết quả hơn để chứng minh mối liên hệ này. Bà nói rằng nghiên cứu hiện đang được tiến hành.
Giáo sư Katzmarzyk đồng ý rằng yếu tố cho con bú là đáng chú ý, nhưng chưa phải là kết luận rõ ràng. Ông nói: “Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu việc cho con bú có thực sự điều chỉnh hệ vi sinh vật hay không. Chúng ta hiểu rằng hệ vi khuẩn trong ruột của trẻ sơ sinh có liên quan đến tình trạng béo phì vài năm sau đó. Có điều gì đó trong chế độ ăn uống và môi trường của trẻ ảnh hưởng đến điều này, nhưng chúng ta không biết cơ chế”.
Theo bà Differding, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm tình trạng béo phì ở trẻ, mặc dù không phải do hệ vi sinh vật. Bà cho biết: “Nuôi con bằng sữa mẹ có lợi cho sức khỏe tổng thể. Điều này tốt cho dinh dưỡng, tốt cho kháng thể, tốt cho cả tình mẫu tử – sự gắn kết giữa mẹ và bé. Nhưng ngoài việc nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần tìm hiểu cách mà những vi khuẩn này gây ra tình trạng béo phì ở trẻ. Điều quan trọng là phải điều chỉnh hệ vi sinh vật từ những năm đầu đời để có thể giảm nguy cơ béo phì sau này, cho dù trẻ có bú mẹ hay không”.
Nguồn: American Heart Association
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu