KIỂM SOÁT THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ

Dùng thuốc giá rẻ để giảm chi phí, nhưng với một số nhóm bệnh lý, thuốc mới hiệu quả cao thì rất đắt tiền, khiến bài toán sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả luôn đòi hỏi người bệnh, bác sỹ điều trị và cơ quan quản lý quỹ phải có phương án tối ưu.

 

Bộ Y tế mới đây ban hành tài liệu hướng dẫn đánh giá kinh tế dược, nhằm từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng báo cáo trong quá trình đề xuất, xây dựng, cập nhật danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Giải thích thêm về đánh giá kinh tế dược, đại diện Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho hay, trong đánh giá kinh tế dược, có các nội dung liên quan đánh giá kinh tế y tế (thông tin thuốc được đánh giá, thuốc; công nghệ so sánh; báo cáo tác động ngân sách lên quỹ BHYT, lên người bệnh)…

“Trong cơ cấu chi của quỹ BHYT, tỷ lệ chi cho tiền thuốc đã giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm cao nhất, khoảng 33%. Vì thế, vấn đề kiểm soát chi tiêu, đặc biệt là thuốc, rất quan trọng để đảm bảo cân đối quỹ”, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT, đánh giá.

Theo Vụ BHYT, việc đánh giá công nghệ y tế đối với các loại thuốc sẽ là bằng chứng khoa học về chi phí và hiệu quả. Từ những đánh giá này, các đơn vị có thể xây dựng được danh mục thuốc BHYT bổ sung hợp lý với ngân sách hiện có. Đồng thời, đánh giá lâm sàng, kinh tế, chất lượng sống, qua đó đưa ra được những can thiệp điều trị cho người bệnh phù hợp. Trong điều kiện nguồn lực dành cho y tế còn hạn chế nhưng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, điều này đòi hỏi quỹ BHYT cần phải bao phủ nhiều dịch vụ y tế một cách hiệu quả hơn.

Đại diện Vụ BHYT cũng cho hay, Bộ Y tế đã nhận được ý kiến từ các chuyên gia cho rằng với cơ cấu chi từ quỹ BHYT hiện nay, danh mục thuốc vẫn chiếm cơ cấu chi lớn nhất, trong khi đó tỷ lệ người dân phải chi tiền túi trong khám, chữa bệnh còn cao. Vì vậy, có thể sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế để lựa chọn mua sắm chi tiêu y tế phù hợp, nhằm giảm chi tiền túi của người dân.

Phân tích về vai trò của kinh tế dược, trong đó đánh giá công nghệ y tế với dược phẩm, thuốc điều trị, một bác sỹ cho rằng chúng ta đang có quy định đấu thầu thuốc, với lựa chọn ưu tiên về giá. Khi đấu thầu, trong cùng nhóm, nếu sản phẩm nào có giá thấp nhất sẽ được trúng thầu cung ứng cho bệnh viện, điều trị cho bệnh nhân. Nhưng thuốc có giá thấp nhất thì không thể là thuốc có chất lượng tốt nhất.

Theo bác sỹ này, hiện danh mục thuốc BHYT đã đảm bảo các thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị, nhiều người được tiếp cận điều trị và hỗ trợ rất nhiều ca bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, bệnh điều trị dài ngày, như ung thư, thận nhân tạo, tim mạch… Nhưng thực tế, vẫn không ít trường hợp bệnh nhân có BHYT nhưng bác sỹ vẫn phải kê thuốc ngoài danh mục BHYT chi trả, do bệnh nặng, hiểm nghèo cần có thuốc đắt tiền, hiệu quả cao hơn.

“Các thuốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho điều trị trước tiên là các thuốc đảm bảo chất lượng, an toàn. Nhưng để đánh giá về hiệu quả điều trị, chúng ta cần hài hòa bài toán chất lượng và giá cả. Không phải cứ kê đơn, sử dụng thuốc rẻ, tiết kiệm được tiền là hiệu quả, mà phải kê đơn đúng với tình trạng bệnh. Bởi thuốc đắt nhưng hiệu quả cao, rút ngắn được thời gian điều trị, cứu sống được bệnh hiểm nghèo cũng là hiệu quả, là kê đơn hợp lý chứ không chỉ nhắm đến thuốc giá rẻ”, giám đốc một bệnh viện chia sẻ.

Bà Trần Thị Trang nhìn nhận, đánh giá công nghệ y tế góp phần nâng cao chất lượng, tạo lập can thiệp y tế có chi phí hiệu quả. Trong lĩnh vực y tế có nhiều hoạt động như xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị, danh mục thuốc tất yếu, danh mục thuốc được BHYT chi trả, vật tư y tế… Để xây dựng các danh mục này khả thi, hiệu quả, cần thu thập dữ liệu thông tin, đánh giá công nghệ y tế để biết được nên đưa danh mục kỹ thuật nào, thuốc nào, ở giai đoạn, phạm vi chi trả như thế nào, chi trả ở tuyến nào.

Chẳng hạn, muốn đưa thuốc tâm thần về quản lý tại trạm y tế xã thì phải cần thu thập thông tin, đánh giá công nghệ y tế để biết số lượng bác sỹ ở tuyến xã, bao nhiêu bác sỹ ở tuyến này được học về tâm thần.
Theo Vụ BHYT, tại Việt Nam bối cảnh nguồn lực cho y tế còn hạn chế, đòi hỏi quỹ BHYT bao phủ dịch vụ y tế hiệu quả hơn. Đánh giá công nghệ y tế sẽ biết được tính hợp lý tổng chi tiêu y tế. Đánh giá công nghệ y tế giúp đánh giá hiệu quả chi tiêu, có giải pháp giảm chi tiền túi. Hiện chi tiền túi của người dân cho y tế vẫn chiếm khoảng 40%, là gánh nặng chi phí với người bệnh. Để công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, tỷ lệ này nên không quá 25%.

Theo Giaó sư Trần Văn Thuấn,Thứ trưởng Bộ Y tế, ở nhiều quốc gia, đánh giá công nghệ y tế đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi BHYT. Trong nước, trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế còn hạn chế, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, đòi hỏi quỹ BHYT cần phải bao phủ nhiều dịch vụ y tế một cách hiệu quả hơn, đánh giá công nghệ y tế đã trở thành công cụ cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, chính sách BHYT.

Trong những năm qua, Bộ Y tế đã và đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chính sách, trong đó ứng dụng các bằng chứng về đánh giá công nghệ y tế, lựa chọn các can thiệp y tế để xây dựng danh mục thuốc BHYT.

Cùng với việc bổ sung các thuốc vào danh mục quỹ BHYT chi trả, mở rộng quyền lợi cho người bệnh BHYT, Bộ Y tế đang triển khai các giải pháp để đảm bảo cân đối quỹ như: đàm phán giá với các thuốc bản quyền, các chương trình hỗ trợ thuốc cho người bệnh ung thư và đề xuất triển khai thêm các gói BHYT bổ sung.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu về thuốc generic tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên biệt vào các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thấp khớp, các thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch, các bệnh hô hấp, tiết niệu, các thuốc điều trị nội tiết toàn thân,…). Sản phẩm của STELLAPHARM đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

11 07/2024

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ DƯỢC PHẨM

Liên quan đến chính sách quản lý và phát triển công nghiệp dược, Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo sửa đổi luật Dược 2016 với các điểm mới phù hợp với thực tế phát triển. Luật Dược 2016 tập trung cho tăng cường việc tự cung, tự cấp thiết yếu cho công tác

07 12/2023

MỤC TIÊU SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM GIÁ TRỊ CAO TRONG THỜI ĐẠI Y TẾ SỐ

Theo Báo cáo nghiên cứu ngành Dược Việt Nam, tính đến năm 2020, ngành Dược Việt Nam đã đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 6% vào giai đoạn 2018 – 2020. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại do dại dịch và thu nhập của người lao

19 02/2024

VÌ SAO NGƯỜI BỆNH KHÓ TIẾP CẬN THUỐC MỚI?

Chỉ 42 thuốc mới trong 460 loại được lưu hành trên toàn cầu có mặt ở Việt Nam, do thủ tục và thời gian cấp phép kéo dài, gây ảnh hưởng người bệnh. Hôm 21/01/2024, đại diện Bộ Y tế cho biết giá biệt dược gốc tại Việt Nam ở mức thấp so các nước

13 06/2024

TẠO CÚ HUÝCH MỚI CHO NGÀNH DƯỢC PHÁT TRIỂN

Trên cơ sở năm chính sách đã trình và được Quốc hội thông qua, Bộ Y tế đã hoàn thiện dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 này. Luật mới được kỳ vọng giải quyết những bất cập trong công

08 02/2024

THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM, TRIỂN VỌNG VÀ PHÁT TRIỂN

Việt Nam hiện đang được xếp vào một trong những nhóm có ngành dược mới nổi nhờ vào thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện từng ngày, khiến mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế tăng lên. Có thể thấy, ngành phân phối