10/08/2022
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Thế nào là nồng độ oxy trong máu?
Nồng độ oxy trong máu là thước đo lượng oxy mà các tế bào hồng cầu trong cơ thể đang vận chuyển. Cơ thể của chúng ta điều hòa chặt chẽ lượng oxy trong máu. Việc duy trì sự cân bằng chính xác của máu bão hòa oxy là rất quan trọng đối với sức khỏe.
Hầu hết trẻ em và người trưởng thành không cần theo dõi nồng độ oxy trong máu. Trên thực tế, nhiều bác sĩ sẽ không kiểm tra chỉ số này trừ khi bạn có dấu hiệu của một vấn đề nào đó, chẳng hạn như khó thở hoặc đau tức ngực.
Tuy nhiên, những người mắc phải các tình trạng sức khỏe/bệnh lý mạn tính có thể cần phải theo dõi nồng độ oxy trong máu. Những tình trạng/bệnh lý như thế bao gồm hen suyễn, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Trong những trường hợp này, việc theo dõi nồng độ oxy trong máu có thể giúp xác định xem các phương pháp điều trị có mang lại hiệu quả hay không hoặc liệu chúng có cần được điều chỉnh hay không.
Hãy tiếp tục tham khảo bài viết để biết được lượng oxy trong máu của bạn nên là bao nhiêu, cũng như những triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu nồng độ oxy trong máu giảm xuống và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Cách đo nồng độ oxy trong máu
Lượng oxy trong máu của bạn có thể được đo thông qua hai xét nghiệm (test) khác nhau:
Khí máu động mạch (arterial blood gas – ABG) là một xét nghiệm máu. Xét nghiệm này đo nồng độ oxy trong máu của một người. Nó cũng có thể phát hiện nồng độ của các khí khác trong máu của người đó, cũng như độ pH (mức axit/bazơ). Xét nghiệm ABG rất chính xác, nhưng đây là một xét nghiệm xâm lấn.
Để đo ABG, bác sĩ sẽ lấy máu từ động mạch chứ không phải từ tĩnh mạch. Không giống như tĩnh mạch, động mạch có nhịp đập có thể cảm nhận được. Ngoài ra, máu từ động mạch là máu có chứa oxy. Máu trong tĩnh mạch thì không.
Động mạch ở cổ tay sẽ được nhắm đến trong xét nghiệm này vì nó dễ dàng cảm nhận được so với những động mạch khác trên cơ thể.
Cổ tay là một khu vực nhạy cảm, khiến cho việc lấy máu từ đây sẽ khó chịu hơn so với lấy máu tĩnh mạch gần khuỷu tay. Động mạch cũng nằm sâu hơn tĩnh mạch, vì thế làm tăng thêm cảm giác khó chịu khi lấy máu.
Máy đo oxy xung (pulse oximeter; pulse ox) là một thiết bị không xâm lấn, có thể ước tính lượng oxy trong máu. Thiết bị thực hiện việc đo lường bằng cách truyền ánh sáng hồng ngoại vào các mao mạch ở ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Sau đó, nó đo lượng ánh sáng bị phản xạ trở lại từ các chất khí.
Chỉ số hiển thị trên thiết bị cho biết phần trăm (%) máu được bão hòa khí, được gọi là mức SpO2. Xét nghiệm này có khoảng sai số là 2%. Điều đó có nghĩa là kết quả đo có thể cao hơn hoặc thấp hơn 2% so với mức oxy trong máu thực tế.
Việc đo lường dựa trên thiết bị này có thể kém chính xác hơn một chút so với xét nghiệm khí máu động mạch, nhưng nó dễ dàng hơn rất nhiều để nhân viên y tế thực hiện. Vì vậy, bác sĩ thường dựa vào thiết bị này để có thể có kết quả nhanh chóng.
Những thứ như sơn móng tay sẫm màu hoặc tình trạng tay chân lạnh có thể khiến thiết bị cho kết quả thấp hơn bình thường. Bác sĩ có thể yêu cầu lau bỏ lớp sơn móng tay trước khi sử dụng thiết bị hoặc nếu chỉ số của bạn có vẻ thấp bất thường.
Bởi vì máy đo oxy xung không xâm lấn, bạn có thể tự mình thực hiện việc đo lường. Bạn có thể mua thiết bị này trực tuyến, tại các nhà thuốc hoặc hầu hết các cửa hàng có bán trang thiết bị y tế. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể hiểu được cách diễn giải kết quả trước khi bạn sử dụng thiết bị tại nhà.
Lượng oxy trong máu bao nhiêu là tốt?
Việc đo lượng oxy trong máu cho ra kết quả gọi là mức độ bão hòa oxy. Trong cách viết tắt của y khoa, bạn có thể nghe thấy chỉ số này được gọi là PaO2 khi sử dụng xét nghiệm khí máu động mạch và SpO2 khi sử dụng máy đo oxy xung. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn hiểu được kết quả đo lường của bạn có thể có ý nghĩa ra sao:
Lượng oxy ABG bình thường đối với phổi khỏe mạnh rơi vào khoảng 80 – 100 mm Hg. Nếu máy đo oxy xung được sử dụng để đo nồng độ oxy trong máu (SpO2), kết quả bình thường sẽ nằm trong khoảng 95 – 100%.
Tuy nhiên, trong trường hợp mắc COPD hoặc các bệnh lý phổi khác, các phạm vi tiêu chuẩn này có thể không được áp dụng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức nào ì là bình thường đối với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn hiện tại. Chẳng hạn, không có gì lạ khi những người mắc COPD nặng thường duy trì mức SpO2 của họ trong khoảng 88 – 92%.
Lượng oxy trong máu dưới mức bình thường được gọi là tình trạng hạ oxy máu hay oxy máu thấp (hypoxemia). Hạ oxy máu thường là nguyên nhân gây lo ngại. Nồng độ oxy càng thấp, tình trạng hạ oxy máu càng nặng. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng tại các mô và cơ quan của cơ thể.
Thông thường, chỉ số PaO2 dưới 80 mmHg hoặc SpO2 dưới 95% được xem là thấp. Điều quan trọng là phải biết nồng độ oxy trong máu ở mức nào là bình thường đối với bạn, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh phổi mạn tính.
Bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị về phạm vi nồng độ oxy trong máu có thể chấp nhận được đối với tình trạng sức khỏe của bạn.
Nếu việc hô hấp của bạn không được hỗ trợ bởi các thiết bị, rất khó để nồng độ oxy trong máu của bạn ở mức quá cao. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ oxy cao xảy ra ở những người sử dụng oxy bổ sung. Điều này có thể được phát hiện thông qua kết quả ABG.
Điều gì xảy ra nếu lượng oxy trong máu của bạn quá thấp
Khi nồng độ oxy trong máu của bạn giảm xuống dưới phạm vi tiêu chuẩn, bạn có thể bắt đầu gặp phải các triệu chứng, bao gồm:
Nếu tình trạng hạ oxy máu thấp tiếp tục kéo dài, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng của tình trạng xanh tím da (cyanosis). Dấu hiệu nhận biết điển hình của tình trạng này là nền của móng, da và màng nhầy chuyển thành màu xanh.
Tình trạng xanh tím da được xem là một tình trạng khẩn cấp. Nếu gặp các phải các triệu chứng kể trên, bạn nên tìm kiếm sự can thiệp y tế ngay lập tức. Tình trạng xanh tím da có thể dẫn đến suy hô hấp, từ đó có thể đe dọa tính mạng.
– Cách để tăng lượng oxy trong máu
Có một số giải pháp giúp tăng lượng oxy trong máu của bạn một cách tự nhiên.
Các bài tập thở có thể giúp cung cấp oxy tự nhiên cho cơ thể. Dưới đây là hai bài tập thở hữu ích mà bạn có thể thử:
Việc ra ngoài đi dạo để hít thở không khí trong lành, làm cho nhà cửa thông thoáng và đón không khí vào nhà hoặc trồng thêm cây xanh trong nhà cũng có thể giúp tăng lượng oxy cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện những thay đổi trong lối sống như bỏ thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc thụ động, tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng.
– Tăng độ bão hòa oxy
Nếu nồng độ oxy trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể cần phải tăng cường độ bão hòa oxy. Điều này thường được thực hiện với oxy bổ sung (chú thích: liệu pháp oxy trị liệu).
Oxy bổ sung tại nhà được coi là liệu pháp điều trị và bạn cần được bác sĩ kê đơn. Điều quan trọng là bạn phải tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về cách sử dụng oxy tại nhà để tránh các biến chứng.
Nguyên nhân khiến cho nồng độ oxy trong máu ở mức thấp
Các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng oxy trong máu bao gồm:
Những tình trạng này có thể khiến phổi không thể hít đầy không khí chứa oxy cũng như thở ra khí cacbonic. Tương tự như vậy, các rối loạn về máu và các vấn đề với hệ tuần hoàn có thể ngăn máu tiếp nhận oxy cũng như vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Bất kỳ vấn đề hoặc rối loạn nào trong số này đều có thể dẫn đến mức độ bão hòa oxy giảm đi. Khi nồng độ oxy giảm xuống, bạn có thể bắt đầu gặp phải các triệu chứng của tình trạng hạ oxy máu.
Những người hút thuốc lá có thể có kết quả không chính xác khi thực hiện bằng máy đo oxy xung. Hút thuốc dẫn đến việc khí carbon monoxide (CO) tích tụ trong máu. Máy đo oxy xung không thể phân biệt được sự khác biệt giữa loại khí này và khí oxy.
Nếu bạn là người hút thuốc và cần biết thông tin về nồng độ oxy trong máu, ABG có thể là cách duy nhất để nhận được kết quả chính xác.
Tóm lại
Hầu hết mọi người không cần phải thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu của mình. Chỉ những người gặp phải những vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng oxy trong máu thấp mới thường được yêu cầu kiểm tra nồng độ oxy này. Và khi đó, phương pháp đo bằng thiết bị đo oxy xung với đặc điểm ít xâm lấn cũng có thể hữu ích như phương pháp ABG xâm lấn.
Mặc dù có một khoảng sai số nhất định, thiết bị đo oxy xung thường vẫn cho ra kết quả đủ chính xác. Nếu bác sĩ cần một con số chính xác hơn, họ có thể thực hiện xét nghiệm ABG.
Nguồn: Health Line
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu