05/09/2024
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
(Dân trí) – Thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỉ USD trong năm 2023; ngành công nghiệp dược của nước ta có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm qua với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,3%.
Tại tọa đàm “Công nghiệp dược Việt Nam và hành trình tham gia toàn cầu hóa” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức tối 31/7, PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỉ USD (2023), bình quân tiêu thụ ước đạt 70 USD/đầu người, tăng gấp 10 lần so với năm 2000.
“Ngành công nghiệp dược nước ta có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm qua với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,3%. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới”, PGS Truyền nhận định.
Trên thực tế, Việt Nam mới chỉ có 17/250 nhà máy đạt GMP tiên tiến (EU, PIC/S, JAPAN, TGA…). Hơn 200 nhà máy đạt WHO, GMP nhưng không có nhà máy nào được WHO tiền thẩm định (WHO pre-qualification).
“Tiền thẩm định có ý nghĩa quan trọng, thuốc Việt có cơ hội đấu thầu, cung ứng thuốc cho các chương trình của WHO trên toàn thế giới, ví dụ như thuốc HIV, thuốc sốt rét”, PGS Truyền nhấn mạnh.
Chuyên gia này cũng cho biết, Việt Nam chưa có các khu công nghiệp dược – sinh học tập trung với một hệ sinh thái bao gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm tương đương sinh học – sinh khả dụng, thử nghiệm lâm sàng, kiểm nghiệm, nhà máy sản xuất dược phẩm, nhà máy sản xuất bao bì đóng gói…
Về năng lực tài chính, đa số các công ty dược phẩm trong nước có quy mô còn nhỏ, doanh số thấp và chưa có các tập đoàn dược phẩm quy mô quốc gia. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số cũng là thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp dược.
PGS Truyền dự báo sự thay đổi cấu trúc thị trường dược phẩm từ thuốc hóa dược sang thuốc sinh học, sinh học tương tự sẽ diễn ra rất mạnh mẽ trong thời gian tới. Do già hóa dân số và chuyển đổi mô hình bệnh tật, các thuốc này sẽ chiếm khoảng 40% thị trường dược phẩm toàn cầu và Đông Nam Á.
Vì thế, Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất thuốc, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ; chủ động sản xuất thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, vaccine và sinh phẩm y tế…
Theo bà Trần Thị Thư, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, ngành dược Việt Nam đang được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1165/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo cho người dân tiếp cận thuốc với mức chi phí hợp lý.
Vì thế, doanh nghiệp dược cần tận dụng nội lực để vươn lên. Ngành dược Việt Nam cần nâng cao giá trị sản lượng của ngành dược với tổng giá trị công nghiệp dược đạt 20 tỷ USD vào năm 2045.
Theo bà Thư, các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất sản phẩm chủ lực, tránh trùng lặp với doanh nghiệp khác có thế mạnh và dây chuyền sản xuất hiện đại hơn.
Doanh nghiệp mới thành lập/doanh nghiệp EU-GMP có thể hướng tới phân khúc thị trường ETC (thuốc phân phối vào bệnh viện), với sản phẩm thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị, biệt dược gốc, vắc-xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc.
PGS Truyền cho rằng cần có chính sách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất và nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy dược phẩm hiện có; hỗ trợ cho các doanh nghiệp dược để xây dựng và phát triển nhà máy mới, đặc biệt các nhà máy sản xuất thuốc sinh học/sinh học tương tự…
Các doanh ghiệp cũng cần xem xét, điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển trung và dài hạn để phù hợp với đường lối của Nhà nước, môi trường kinh doanh quốc tế… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam.
Nguồn: Báo Dân Trí
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu về thuốc generic tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên biệt vào các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thấp khớp, các thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch, các bệnh hô hấp, tiết niệu, các thuốc điều trị nội tiết toàn thân,…). Sản phẩm của STELLAPHARM đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 7 tỷ USD vào năm 2023, thuộc nhóm quốc gia có giá trị dược phẩm và tốc độ phát triển ngành dược nhanh trên thế giới. Thông tin được PGS. TS. Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng
Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực; phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao… Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký
Để hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng của ngành dược phẩm nói chung, ngành dược phẩm phát minh nói riêng, nhiều tiếng nói của lãnh đạo công ty dược đều cho rằng việc đầu tư vào thị trường Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực. Hướng đến sản xuất thuốc phát minh, có
Việt Nam hiện đang được xếp vào một trong những nhóm có ngành dược mới nổi nhờ vào thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện từng ngày, khiến mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế tăng lên. Có thể thấy, ngành phân phối
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng năm 2024 giá trị nhập khẩu dược phẩm của chúng ta đạt 1.997.990.548 USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm