Nguyên nhân nào có thể khiến tôi mất đi khứu giác và vị giác?

Mất mùi (hay mất khứu giác) được gọi bằng thuật ngữ ‘anosmia‘ và mất vị (hay mất vị giác) được gọi bằng thuật ngữ ‘ageusia‘. Khu vực khứu giác (olfactory area) trong mũi kiểm soát cả mùi và vị, vì vậy bất kỳ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng nào đối với vùng mũi và xoang đều gây ra chứng mất mùi và mất vị.

Bất cứ khi nào hiện tượng mất mùi xảy ra, tình trạng mất vị cũng theo đó mà xuất hiện. Gai vị giác giúp phát hiện ra vị ngọt, chua, đắng hoặc mặn của thức ăn. Trong khi đó, các hương vị cụ thể – chẳng hạn như vị ngọt này là từ nho hay táo – được xác định bằng mũi.

Tình trạng mất mùi và vị có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm:

  • Bệnh tật hoặc nhiễm mầm bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang do virus, COVID-19, cảm lạnh hoặc cúm, dị ứng
  • Nghẹt mũi (đường lưu thông không khí giảm, từ đó ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác)
  • Polyp trong mũi
  • Lệch vách ngăn
  • Chấn thương vùng đầu (các dây thần kinh truyền xung động có thể bị tổn thương)
  • Tổn thương các dây thần kinh ở mũi, như dây thần kinh khứu giác
  • Các vấn đề về răng miệng
  • Khô miệng
  • Tổn thương tuyến nước bọt (không thể cảm nhận được vị nếu không có nước bọt)
  • Thay đổi nội tiết tố (mang thai)
  • Thiếu hụt vitamin D hoặc suy dinh dưỡng
  • Uống một số loại thuốc nhất định (thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh và thuốc tim)
  • Phơi nhiễm với các hóa chất, như dung môi và thuốc diệt côn trùng
  • Xạ trị ung thư vùng đầu và cổ
  • Sử dụng các chất kích thích qua đường mũi (bằng cách hít)
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu
  • Tình trạng lão hóa (đặc biệt ở những người trên 60 tuổi)
  • Di truyền (một số ít người có thể sinh ra với những rối loạn về khứu giác và vị giác).

Một số tình trạng/bệnh lý khác (hiếm khi) gây mất mùi và mất vị bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Hội chứng Cushing
  • Hội chứng suy vỏ thượng thận
  • Hội chứng Kallmann
  • Suy giáp
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương
  • Động kinh
  • Khối u ở não
  • Rối loạn tâm thần
  • Bệnh Alzheimer
  • Khối u trong hốc xoang hoặc mũi
  • Rối loạn tự miễn
  • Hội chứng Sjogren
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Hội chứng Turner.

Một số bệnh lý hoặc các yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng mất mùi có thể hồi phục, hồi phục một phần hoặc mất mùi vĩnh viễn. Chẳng hạn:

  • Khi một người bỏ hút thuốc, khứu giác của họ thường được cải thiện mặc dù mức độ cải thiện khác nhau.
  • Mất khứu giác do tác dụng phụ của thuốc có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Hít phải hóa chất có thể làm mất khứu giác vĩnh viễn.

Những vấn đề sức khỏe nào liên quan đến mất khứu giác và vị giác?

Mất khứu giác và vị giác có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nền (đã có từ trước) và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các vấn đề gặp phải với vị giác và khứu giác có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Béo phì
  • Dinh dưỡng kém
  • Huyết áp cao
  • Bệnh lý thần kinh
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer.

Tầm quan trọng của mùi và vị là gì?

Khứu giác và vị giác nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống của một người. Sau đây là một số yếu tố giải thích tầm quan trọng của mùi và vị:

  • Mùi thơm của thức ăn sẽ kích thích cảm giác thèm ăn và ngon miệng; mất khứu giác có thể dẫn đến tình trạng chán ăn và không còn hứng thú với thức ăn.
  • Việc sản xuất nước bọt có thể giảm nếu bạn mất khứu giác, khiến thực phẩm khô (như bánh quy chẳng hạn) khó ăn hơn do nguyên nhân này.
  • Thay đổi vị có thể khiến bạn tránh một số món ăn nhất định và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, thay đổi vị cũng dẫn đến khả năng khiến bạn mắc sai lầm trong việc nêm nếm nhiều gia vị và muối vào thức ăn mà chính điều này về sau lại có thể gây ra các vấn đề khác, chẳng hạn như kích ứng dạ dày và huyết áp cao.
  • Việc tiêu thụ thực phẩm hỏng, ôi thiu sẽ gây hại cho cơ thể, khứu giác và vị giác giúp bạn xác định và tránh các thực phẩm bị hỏng cũng như nước bị ô nhiễm.
  • Khi không có mùi và vị, cảm giác no sẽ giảm đi, từ đó khiến bạn ăn nhiều hơn và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và tăng cân.
  • Khứu giác và vị giác giúp chúng ta hình thành những ghi nhớ mới và gợi nhắc những ký ức cũ, từ đó tạo ra đáp ứng cảm xúc mạnh mẽ.
  • Mùi và vị cũng đóng vai trò như những dấu hiệu cảnh báo và nhắc nhở chúng ta về các tình huống nguy hiểm như rò rỉ khí đốt, khói hóa chất độc hại hoặc hỏa hoạn.
  • Khi mất khứu giác, bạn có thể không nhận ra khi nào mình cần tắm, sử dụng chất khử mùi hoặc giặt quần áo, điều này có thể dẫn đến vấn đề vệ sinh không tốt.
  • Khi các khu vực não giúp xử lý mùi và vị bị tổn thương, các phần lân cận khác của não cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến một số vấn đề, bao gồm:
  • Các vấn đề về cảm xúc như trầm cảm và cáu kỉnh
  • Các vấn đề về hành vi như tính hung hăng và bốc đồng
  • Không có khả năng hiểu và đáp ứng tốt với cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ thay đổi nào về khứu giác và vị giác, bạn cần tham được tư vấn bởi ​​bác sĩ tai mũi họng – người chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tai, mũi và họng, cùng với miệng và các phần của cổ và mặt. Họ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm đặc biệt để xác định nguyên nhân của tình trạng mà bạn gặp phải, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: MEDICINE NET

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu