PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Bisoprolol STELLA 10 mg
Rx

Bisoprolol STELLA 10 mg chứa bisoprolol fumarate là một thuốc chẹn chọn lọc thụ thể beta 1-adrenergic. Bisoprolol được dùng dưới dạng fumarate trong kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực.

Quy cách Hộp 30 viên, 60 viên
Hạn dùng 36 tháng
Thành phần Bisoprolol fumarate
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén bao phim: 10 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực.
  • Thuốc còn được dùng phối hợp với trị liệu chuẩn trên bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định.

Liều dùng

Tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực

  • Người lớn
    Liều khởi đầu: 5 mg/ngày.
    Liều thường dùng: 10 mg x 1 lần/ngày.
    Liều tối đa được khuyến cáo: 20 mg/ngày.
  • Người cao tuổi
    Bắt đầu với liều thấp nhất có thể.
  • Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan
    Rối loạn chức năng gan hoặc thận ở mức độ nhẹ đến trung bình: Không cần điều chỉnh liều.
    Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút) và rối loạn chức năng gan nặng: Không quá 10 mg/ngày.
    Kinh nghiệm sử dụng bisoprolol ở bệnh nhân thẩm tách máu còn hạn chế. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy cần phải thay đổi liều lượng.
    Ngừng điều trị: Không được ngừng điều trị đột ngột. Liều lượng nên được giảm từ từ bằng cách giảm nửa liều hàng tuần.

Suy tim mạn tính ổn định

  • Giai đoạn hiệu chỉnh liều:
    1,25 mg x 1 lần/ngày trong 1 tuần, nếu dung nạp tốt tăng lên.
    2,5 mg x 1 lần/ngày trong 1 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt tăng lên.
    3,75 mg x 1 lần/ngày trong 1 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt tăng lên.
    5 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt tăng lên.
    7,5 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt tăng lên.
    10 mg x 1 lần/ngày để điều trị duy trì.
    Liều khuyến cáo tối đa là 10 mg x 1 lần/ngày.
    Tình trạng nặng hơn thoáng qua của suy tim, hạ huyết áp hoặc nhịp tim chậm có thể xảy ra trong giai đoạn hiệu chỉnh liều và sau đó.
    Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sống còn (nhịp tim, huyết áp) và các triệu chứng nặng hơn của suy tim trong giai đoạn hiệu chỉnh liều. Các triệu chứng có thể đã xảy ra trong ngày đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị.
  • Thay đổi điều trị:
    Nếu liều khuyến cáo tối đa không được dung nạp tốt, có thể xem xét giảm liều dần dần.
    Trong trường hợp tình trạng nặng hơn thoáng qua của suy tim, hạ huyết áp hoặc nhịp tim chậm nên xem xét lại liều lượng của thuốc dùng đồng thời. Giảm liều bisoprolol tạm thời hoặc cân nhắc ngừng thuốc khi cần thiết.
    Việc sử dụng lại và/hoặc tăng liều bisoprolol nên được xem xét khi bệnh nhân ổn định trở lại.
  • Thời gian điều trị:
    Việc điều trị bằng bisoprolol không được ngừng đột ngột vì điều này có thể dẫn đến suy tim nặng hơn tạm thời. Đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ, không được ngưng điều trị đột ngột. Khuyến cáo giảm dần liều dùng hàng ngày.
  • Đối tượng đặc biệt:
    Bệnh nhân suy thận hoặc gan: Thận trọng trong việc điều chỉnh liều ở những bệnh nhân này.
    Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.
    Trẻ em: Không sử dụng bisoprolol.
    Liều khởi đầu cho bệnh tăng huyết áp là 2,5 mg/ngày và tăng liều từ từ trên bệnh nhân suy gan nặng hoặc suy thận (ClCr < 40 ml/phút). Liều tối đa 10 mg/ngày cho cả đau thắt ngực và tăng huyết áp trên bệnh nhân suy gan nặng hoặc ClCr < 20 ml/phút.

Cách dùng

  • Bisoprolol STELLA 10 mg được dùng đường uống.
  • Uống vào buổi sáng, có thể cùng thức ăn.
  • Nuốt nguyên viên thuốc với nước. Không được nhai.
  • Mẫn cảm với bisoprolol hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy tim cấp hoặc trong giai đoạn suy tim mất bù cần liệu pháp có tính hướng cơ.
  • Sốc tim.
  • Blốc nhĩ thất độ II hoặc III (không đặt máy tạo nhịp).
  • Hội chứng nút xoang.
  • Blốc xoang nhĩ.
  • Nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút trước khi bắt đầu điều trị.
  • Hạ huyết áp (áp suất tâm thu dưới 100 mmHg).
  • Hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên và hội chứng Raynaud.
  • U tủy thượng thận không được điều trị.
  • Nhiễm toan chuyển hóa.

Rất thường gặp

  • Nhịp tim chậm ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

Thường gặp

  • Chóng mặt, đau đầu (các triệu chứng này đặc biệt xảy ra khi bắt đầu điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực. Nhìn chung, thường nhẹ và biến mất trong vòng 1 – 2 tuần).
  • Làm nặng hơn tình trạng suy tim từ trước ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
  • Cảm giác lạnh hoặc tê ở tứ chi, hạ huyết áp (đặc biệt ở bệnh nhân suy tim).
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.
  • Mệt mỏi (các triệu chứng này đặc biệt xảy ra khi bắt đầu điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực. Nhìn chung, thường nhẹ và biến mất trong vòng 1 – 2 tuần), suy nhược (bệnh nhân suy tim mạn tính).
  • Việc điều trị suy tim mạn tính ổn định với bisoprolol phải được bắt đầu bằng một giai đoạn chỉnh liều đặc biệt.
  • Ở những bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ: Không được ngừng điều trị với bisoprolol đột ngột trừ khi có chỉ định rõ ràng, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng suy tim nặng hơn.
  • Bisoprolol phải được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực và kèm theo suy tim.
  • Việc bắt đầu và ngưng điều trị suy tim mạn tính ổn định bằng bisoprolol cần phải theo dõi thường xuyên.
  • Không có kinh nghiệm dùng bisoprolol cho bệnh nhân suy tim kèm theo các bệnh sau:
    + Đái tháo đường phụ thuộc insulin týp 1.
    + Suy chức năng gan/thận nặng.
    + Bệnh cơ tim hạn chế.
    + Bệnh tim bẩm sinh.
    + Bệnh van tim thực thể có liên quan đến huyết động.
    + Nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng gần đây.
  • Có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ nếu ngừng điều trị đột ngột ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.

Bisoprolol phải được sử dụng thận trọng trong:

  • Co thắt phế quản (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)): Bisoprolol có thể được sử dụng thận trọng. Ở những bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở, nên bắt đầu điều trị bằng bisoprolol với liều thấp nhất có thể và bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận các triệu chứng mới (như khó thở, không chịu được sự gắng sức, ho). Trong bệnh hen phế quản hoặc các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác, có thể gây ra các triệu chứng, nên dùng đồng thời liệu pháp giãn phế quản. Đôi khi sự gia tăng sức cản đường thở có thể xảy ra ở bệnh nhân hen phế quản, do đó có thể phải tăng liều thuốc kích thích beta 2.
  • Đái tháo đường với mức glucose huyết dao động mạnh: Các triệu chứng của hạ glucose huyết (như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực hoặc đổ mồ hôi) có thể bị che lấp.
  • Nhịn ăn nghiêm ngặt.
  • Đang dùng liệu pháp giải mẫn cảm: Bisoprolol có thể làm tăng cả độ nhạy đối với chất gây dị ứng và mức độ nghiêm trọng của phản ứng phản vệ. Điều trị bằng epinephrine có thể không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
  • Blốc nhĩ thất độ I.
  • Đau thắt ngực Prinzmetal: Các trường hợp co thắt mạch vành đã được quan sát thấy. Mặc dù beta 1 có tính chọn lọc cao, nhưng các cơn đau thắt ngực không thể được loại bỏ hoàn toàn khi dùng bisoprolol cho bệnh nhân đau thắt ngực Prinzmetal.
  • Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại vi: Các triệu chứng trầm trọng hơn có thể xảy ra, đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
  • Gây mê toàn thân: Ở những bệnh nhân được gây mê toàn thân, thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ cơ tim trong giai đoạn dẫn mê và đặt nội khí quản cũng như giai đoạn sau phẫu thuật. Hiện nay đang khuyến cáo nên duy trì thuốc chẹn beta trong giai đoạn chu phẫu. Bác sĩ gây mê phải được thông báo trong trường hợp bệnh nhân cần gây mê có sử dụng thuốc chẹn beta do nguy cơ tương tác với các thuốc khác, làm nhịp tim chậm, giảm phản xạ tăng nhịp tim và giảm khả năng phản xạ để bù lại sự mất máu. Nếu cần thiết phải ngưng điều trị bằng thuốc chẹn beta trước khi phẫu thuật, nên giảm liều dần dần và kết thúc 48 giờ trước khi gây mê.
  • Bệnh nhân bị vẩy nến hoặc có tiền sử bệnh vẩy nến chỉ dùng thuốc chẹn beta (như bisoprolol) sau khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Ở những bệnh nhân bị u tủy thượng thận không được dùng bisoprolol cho đến sau khi dùng các thuốc chẹn thụ thể alpha.
  • Khi điều trị bằng bisoprolol, các triệu chứng của nhiễm độc giáp có thể bị che lấp.
  • Không khuyến cáo kết hợp bisoprolol với thuốc chẹn calci loại verapamil hoặc diltiazem, với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I và với các thuốc hạ huyết áp có tác dụng ở thần kinh trung ương.
  • Không nên dùng bisoprolol cho phụ nữ có thai trừ khi thật cần thiết.
  • Không cho con bú trong thời gian dùng bisoprolol.
  • Cần chú ý tới đáp ứng của cơ thể với thuốc trước khi lái xe hay vận hành máy móc.