PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Carvestad 6.25
Rx

Carvedilol là thuốc chẹn không chọn lọc trên thụ thể β-adrenergic nhưng chọn lọc trên thụ thể α1-adrenergic. Tác động giãn mạch làm giảm sức cản ngoại biên toàn phần thông qua tác dụng chẹn thụ thể α1-adrenergic và giảm trương lực giao cảm của carvedilol đóng vai trò chính trong tác dụng hạ huyết áp của thuốc.

Quy cách Hộp 30 viên, 100 viên
Hạn dùng 36 tháng
Thành phần Carvedilol
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén: 6,25 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Tăng huyết áp.
  • Đau thắt ngực ổn định.
  • Suy tim sung huyết.
  • Rối loạn chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim.

Liều dùng

  • Tăng huyết áp:
    Khởi đầu 12,5 mg x 1 lần/ngày, tăng lên 25 mg x 1 lần/ngày sau 2 ngày. Hoặc khởi đầu 6,25 mg x 2 lần/ngày, sau 1 – 2 tuần tăng đến 12,5 mg x 2 lần/ngày. Nếu cần, tăng thêm liều, cách nhau ít nhất 2 tuần, cho đến tối đa 50 mg x 1 lần/ngày, hoặc chia nhiều liều. Người cao tuổi: 12,5 mg x 1 lần/ngày.
  • Đau thắt ngực ổn định:
    Khởi đầu 12,5 mg x 2 lần/ngày x 2 ngày, sau đó tăng đến 25 mg x 2 lần/ngày. Nếu cần, tăng liều từ từ với khoảng cách ít nhất 2 tuần, tối đa 50 mg x 2 lần/ngày.
  • Suy tim sung huyết:
    Khởi đầu 3,125 mg x 2 lần/ngày, dùng chung với thức ăn để làm giảm nguy cơ hạ huyết áp. Nếu dung nạp, sau 2 tuần nên tăng liều lên 6,25 mg x 2 lần/ngày, sau đó tăng dần với khoảng cách không ít hơn 2 tuần, đến liều tối đa dung nạp được, không quá 25 mg x 2 lần/ngày (suy tim nặng hoặc < 85 kg) hoặc 50 mg x 2 lần/ngày (suy tim nhẹ – vừa và > 85 kg).
  • Rối loạn chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim:
    Khởi đầu 6,25 mg x 2 lần/ngày, sau 3 – 10 ngày, tăng đến 12,5 mg x 2 lần/ngày nếu dung nạp; sau đó tăng đến liều mục tiêu 25 mg x 2 lần/ngày. Bệnh nhân có triệu chứng có thể dùng liều khởi đầu thấp hơn.

Cách dùng

  • Carvestad 6.25 được dùng đường uống.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Hen phế quản hay bệnh liên quan tới co thắt phế quả
  • Blốc nhĩ – thất độ II hoặc độ III.
  • Hội chứng nút xoang bệnh lý hoặc chậm nhịp tim trầm trọng (trừ khi dùng máy điều hòa nhịp tim thường xuyên).
  • Sốc tim.
  • Suy tim sung huyết mất bù cần sử dụng liệu pháp tiêm tĩnh mạch thuốc hướng cơ.
  • Suy gan.

Thường gặp:

  • Nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, khó thở;
  • Cchóng mặt, hạ huyết áp tư thế;
  • Buồn nôn.
  • Bệnh nhân suy tim sung huyết điều trị với digitalis, thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc ức chế ACE.
  • Đái tháo đường không hoặc khó kiểm soát.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên.
  • Đang bị gây mê.
  • Tăng năng tuyến giáp.
  • Co thắt phế quản (dùng liều rất nhỏ nếu không dung nạp thuốc chống tăng huyết áp khác).
  • Cân nhắc nếu dùng đồng thời với thuốc mê dạng hít hoặc kết hợp thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I.
  • Ngừng điều trị khi xuất hiện dấu hiệu tổn thương gan.
  • Tránh ngừng thuốc đột ngột.
  • Chưa xác định tính an toàn và hiệu lực ở trẻ em.
  • Thai kỳ: chỉ dùng thuốc nếu lợi ích cao hơn nguy cơ, và không dùng trong ba tháng cuối của thời kỳ mang thai hoặc gần lúc chuyển dạ.
  • Không nên dùng cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose hoặc fructose, thiếu hụt enzyme lactase toàn phần hoặc enzyme sucrase-isomaltasehoặckém hấp thu glucose-galactose.
  • Cần chú ý tới đáp ứng của cơ thể với thuốc trước khi lái xe hay vận hành máy móc.