PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Glimepiride STELLA 4 mg
Rx

Glimepiride là thuốc chống đái tháo đường týp 2 (không phụ thuộc insulin) nhóm sulfonylurea. Tác dụng chủ yếu của glimepiride là kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin, vì vậy thuốc chỉ có tác dụng khi tụy còn hoạt động (còn khả năng giải phóng insulin).

Quy cách Hộp 30 viên, 60 viên
Hạn dùng 36 tháng
Thành phần Glimepiride
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén: 4 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 2) ở người lớn, khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân.
  • Glimepiride có thể dùng phối hợp với metformin hoặc với insulin.

Liều dùng

  • Tùy thuộc glucose huyết, đáp ứng và dung nạp thuốc của người bệnh. Nên dùng liều thấp nhất mà đạt được mức glucose huyết mong muốn. Glimepiride cần được uống đúng thời điểm trong ngày và đúng liều đã được kê toa. Nếu lỡ quên uống thuốc, không được tùy tiện tăng liều dùng sau đó để bù lại.
  • Liều ban đầu và liều duy trì được xác định dựa trên kết quả kiểm tra glucose thường xuyên trong máu và nước tiểu. Việc theo dõi glucose trong máu và nước tiểu còn để phát hiện những trường hợp thất bại điều trị tiên phát hoặc thứ phát.
  • Nếu cần có thể tăng liều. Khi tăng liều phải căn cứ vào việc theo dõi đường huyết đều đặn, và nên tăng từ từ, tức cách khoảng 1 – 2 tuần, và thực hiện từng bước như sau: 2 mg – 3 mg – 4 mg – 6 mg và trong một số trường hợp hạn hữu là 8 mg. Liều dùng hàng ngày trên 6 mg chỉ hiệu quả hơn ở một số rất ít bệnh nhân.
  • Thời điểm uống thuốc và phân phối liều dùng do bác sĩ quyết định, có tính đến lối sống hiện thời của bệnh nhân. Bình thường, mỗi ngày chỉ dùng một liều glimepiride là đủ. Liều này cần được uống ngay trước bữa ăn sáng, hoặc nếu không ăn sáng thì uống ngay trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Điều quan trọng là không được bỏ bữa ăn sau khi uống glimepiride.
  • Khi việc kiểm soát đái tháo đường được cải thiện, sự nhạy cảm với insulin gia tăng; do đó nhu cầu glimepiride có thể giảm khi tiếp tục điều trị. Để tránh giảm đường huyết quá mức (hạ đường huyết), cần xem xét giảm liều hoặc ngưng dùng glimepiride đúng lúc.
  • Cũng cần xem xét chỉnh liều mỗi khi cân nặng hoặc lối sống của bệnh nhân thay đổi, hoặc có các yếu tố khác làm tăng tính gây hạ đường huyết hoặc nồng độ đường huyết tăng quá cao (tăng đường huyết).
  • Điều trị với glimepiride thường là một điều trị lâu dài.

Đổi từ thuốc đái tháo đường đường uống khác sang dùng glimepiride

  • Không có sự tương quan liều lượng chính xác giữa glimepiride với các thuốc chống hạ đường huyết khác. Khi dùng glimepiride để thay thế cho những thuốc đó, nên dùng liều khởi đầu thấp nhất, ngay cả những bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết đường uống khác với liều tối đa. Khi tăng liều glimepiride cần theo đúng những hướng dẫn ở trên. Nên xem xét hoạt lực và thời gian tác động của thuốc được dùng trước đó. Có thể cần tạm ngưng điều trị để tránh những hiệu ứng cộng lực có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Sử dụng phối hợp với metformin

  • Khi không thể kiểm soát nồng độ đường huyết một cách đầy đủ với liều tối đa hàng ngày của glimepiride hoặc thuốc chống đái tháo đường chứa metformin dùng riêng lẻ thì có thể dùng phối hợp hai thuốc này với nhau. Lúc này, liều lượng thuốc đã dùng vẫn không thay đổi. Bắt đầu điều trị với thuốc thêm vào bằng liều thấp, tùy theo mức đường huyết mong muốn, rồi tăng dần cho đến liều tối đa hàng ngày. Nên bắt đầu điều trị phối hợp này dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ.

Sử dụng phối hợp với insulin

  • Khi không thể kiểm soát đường huyết đầy đủ với liều glimepiride tối đa hàng ngày, có thể đồng thời dùng chung với insulin. Trong trường hợp này, liều glimepiride hiện dùng vẫn không thay đổi. Bắt đầu điều trị insulin với liều thấp, sau đó tăng dần từng bước tùy theo mức đường huyết mong muốn. Nên bắt đầu điều trị phối hợp dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ. Nên theo dõi hiệu quả lâu dài bằng cách đo nồng độ HbA1c, ví dụ mỗi 3 – 6 tháng một lần.
  • Có thể sử dụng glimepiride ngắn hạn trong những giai đoạn mất kiểm soát tạm thời trên bệnh nhân được kiểm soát tốt với chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Bệnh nhân suy thận có thể nhạy cảm hơn với tác dụng hạ đường huyết của glimepiride.

Trường hợp suy gan, thận

  • Liều ban đầu chỉ dùng 1 mg/lần mỗi ngày. Có thể tăng liều nếu nồng độ glucose huyết lúc đói vẫn cao. Với Clcr < 22 ml/phút, thường chỉ dùng 1 mg/lần mỗi ngày, không cần phải tăng hơn. Với suy gan, chưa được nghiên cứu.
  • Chưa có dữ liệu về sử dụng glimepiride trên bệnh nhân suy gan nặng và bệnh nhân được thẩm phân. Những bệnh nhân này nên đổi sang dùng insulin, nhất là để đạt được sự kiểm soát chuyển hóa tối ưu.

Cách dùng

  • Uống viên nén Glimepiride STELLA 4 mg với một lượng nước vừa đủ (khoảng ½ ly), không được nhai.
  • Quá mẫn với glimepiride, sulfonylurea hoặc sulfonamide hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin, hôn mê và nhiễm keto – acid do đái tháo đường.
  • Rối loạn chức năng gan hoặc thận nặng. (Nên chuyển sang dùng insulin)
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là hạ glucose huyết.

Thường gặp

  • Buồn nôn, nôn, cảm giác đầy tức ở vùng thượng vị, đau bụng, tiêu chảy;
  • Rối loạn thị giác tạm thời khi bắt đầu dùng thuốc.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Phải uống glimepiride ngay trước hoặc trong bữa ăn.
  • Khi không thể dùng bữa đúng giờ hoặc bỏ bữa, điều trị bằng glimepiride có thể dẫn đến hạ đường huyết. Các dấu hiệu điều hòa ngược adrenergic cũng có thể xuất hiện (đổ mồ hôi, da sần sùi, lo lắng, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực, đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim).
  • Hình ảnh lâm sàng của một cơn hạ đường huyết nghiêm trọng có thể giống như cơn đột quỵ.
  • Các triệu chứng hầu như luôn có thể được kiểm soát tức thời bằng cách cho dùng ngay một lượng carbohydrate (đường). Chất làm ngọt nhân tạo không có hiệu quả.
  • Với các thuốc sulfonylurea khác, người ta đã biết rằng tuy các biện pháp đối phó ban đầu thành công nhưng hạ đường huyết có thể tái phát.
  • Hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc hạ đường huyết kéo dài chỉ được kiểm soát tạm thời bằng lượng đường thông thường, bệnh nhân cần được điều trị y tế ngay lập tức và đôi khi phải nhập viện. Các yếu tố tạo thuận lợi cho hạ đường huyết bao gồm:
    + Bệnh nhân thiếu thiện chí (thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi) hoặc thiếu khả năng hợp tác.
    + Kém dinh dưỡng, giờ ăn thất thường hoặc bỏ bữa.
    + Thay đổi trong chế độ ăn.
    + Mất cân bằng giữa vận động thể lực và thu nạp carbohydrate.
    + Uống rượu, đặc biệt là kết hợp với bỏ bữa.
    + Suy chức năng thận.
    + Rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.
    + Dùng quá liều glimepiride.
    + Một số rối loạn mất bù ở hệ nội tiết ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate hoặc hạ đường huyết do cơ chế điều hòa ngược (ví dụ như một số rối loạn chức năng tuyến giáp và tuyến yên trước hoặc suy vỏ thượng thận).
    + Dùng đồng thời với một số thuốc khác.
  • Trong khi điều trị với glimepiride phải thường xuyên kiểm tra nồng độ glucose trong máu và nước tiểu, kiểm tra tỷ lệ hemoglobin glycosylat hóa.
  • Cần theo dõi gan và huyết học thường xuyên (đặc biệt là bạch cầu và tiểu cầu) trong khi điều trị bằng glimepiride.
  • Trong các trường hợp có stress (ví dụ tai nạn, phẫu thuật cấp cứu, nhiễm trùng gây sốt, v.v.), có thể chỉ định chuyển sang insulin tạm thời.
  • Chưa có kinh nghiệm về việc sử dụng glimepiride ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc bệnh nhân thẩm phân máu nên những bệnh nhân này sẽ được chỉ định đổi sang dùng insulin.
  • Điều trị cho bệnh nhân thiếu enzyme G6PD bằng các thuốc sulfonylurea có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết. Vì glimepiride thuộc nhóm thuốc sulfonylurea, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân thiếu G6PD và nên cân nhắc sử dụng thuốc thay thế không thuộc nhóm sulfonylurea.
  • Glimepiride STELLA 4 mg có chứa lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzyme lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.
  • Không nên dùng glimepiride trong thai kỳ. Trong trường hợp đang điều trị bằng glimepiride, nếu bệnh nhân dự định có thai hoặc phát hiện có thai nên chuyển sang dùng insulin càng sớm càng tốt.
  • Không nên cho con bú trong thời gian điều trị bằng glimepiride.
  • Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của glimepiride đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Glucose huyết không ổn định khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng sự linh hoạt hoặc phản ứng của người bệnh lái xe hoặc vận hành máy móc.