PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Pranstad 1
Rx

Repaglinide làm giảm mức glucose huyết bằng cách kích thích tiết insulin từ tuyến tụy. Tác dụng này phụ thuộc vào chức năng của tế bào beta của đảo tụy.

Quy cách Hộp 30 viên, 60 viên
Hạn dùng 36 tháng
Thành phần Repaglinide
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén: 1 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Điều trị cho người lớn mắc đái tháo đường týp 2 mà tình trạng tăng glucose huyết không được kiểm soát chặt chẽ bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân và tập thể dục.
  • Phối hợp với metformin ở người lớn mắc đái tháo đường týp 2 không được kiểm soát chặt chẽ khi chỉ dùng metformin đơn trị.
  • Điều trị bằng Pranstad 1 nên được bắt đầu như một biện pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhằm hạ mức glucose huyết có liên quan đến bữa ăn.

Liều dùng

  • Điều chỉnh liều theo từng cá nhân để kiểm soát tốt glucose huyết.
    Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn kiêng, trong thời kỳ mất kiểm soát tạm thời lượng glucose huyết có thể điều trị bằng repaglinide trong thời gian ngắn.
  • Liều khởi đầu: 0,5 mg, sau 1 – 2 tuần nên điều chỉnh lại liều (dựa trên đáp ứng đối với mức glucose huyết).
    Nếu bệnh nhân dùng repaglinide thay thế cho các thuốc hạ glucose huyết đường uống khác, liều khởi đầu khuyến cáo là 1 mg.
  • Liều duy trì:
    Liều đơn tối đa: 4 mg dùng cùng với các bữa ăn chính, không vượt quá 16 mg/ngày.

Nhóm bệnh nhân đặc biệt

  • Người cao tuổi: Chưa có nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở bệnh nhân trên 75 tuổi.
  • Cần thận trọng khi điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
  • Chưa có nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở bệnh nhân suy gan.
  • Thận trọng với liều khởi đầu và liều duy trì ở những bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng. Cẩn thận khi điều chỉnh liều để tránh phản ứng hạ glucose huyết.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc hạ glucose huyết đường uống khác: Bệnh nhân có thể chuyển trực tiếp từ các thuốc hạ glucose huyết đường uống khác sang dùng repaglinide. Tuy nhiên, không có mối liên hệ chính xác về liều dùng giữa repaglinide và các thuốc hạ glucose huyết đường uống khác. Liều khởi đầu tối đa khuyến cáo là 1 mg, uống trước các bữa ăn chính.
  • Có thể phối hợp repaglinide với metformin khi metformin đơn trị không đủ để kiểm soát mức glucose huyết. Trong trường hợp này, nên duy trì liều của metformin và dùng phối hợp với repaglinide. Liều khởi đầu của repaglinide là 0,5 mg, uống trước các bữa ăn chính; Điều chỉnh liều dùng tùy theo đáp ứng đối với mức glucose huyết như trong trường hợp đơn trị liệu.
  • Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa được xác định được tính an toàn và hiệu quả.

Cách dùng

  • Uống Pranstad 1 trước mỗi bữa ăn trong vòng 15 phút, tuy nhiên có thể dao động từ trước bữa ăn 30 phút đến ngay trước bữa ăn.
  • Quá mẫn với repaglinide hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Đái tháo đường týp 1, C-peptid âm tính.
  • Nhiễm acid-ceton do đái tháo đường, có hoặc không có hôn mê.
  • Rối loạn chức năng gan nặng.
  • Phối hợp với gemfibrozil.

Thường gặp

  • Hạ glucose huyết.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Chỉ dùng Repaglinide khi việc kiểm soát mức glucose huyết kém và các triệu chứng đái tháo đường vẫn tồn tại dù đã thực hiện chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân đầy đủ.
    Khi tình trạng bệnh nhân đã được ổn định bằng bất cứ thuốc hạ glucose huyết đường uống nào nếu tiếp xúc với stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật, sự mất kiểm soát glucose huyết có thể xảy ra. Lúc này, có thể phải ngừng dùng repaglinide và điều trị tạm thời bằng insulin.
  • Repaglinide có khả năng làm hạ glucose huyết.
  • Phối hợp repaglinide với metformin có liên quan đến tăng nguy cơ hạ glucose huyết.
  • Tỷ lệ mắc hội chứng mạch vành cấp có thể tăng khi sử dụng repaglinide (như nhồi máu cơ tim).
  • Repaglinide nên được sử dụng thận trọng hoặc tránh ở những bệnh nhân đang dùng các thuốc khác có ảnh hưởng đến chuyển hóa repaglinide. Nếu cần phối hợp thuốc, cần theo dõi chặt chẽ glucose huyết và biểu hiện lâm sàng.
  • Tránh sử dụng repaglinide cho phụ nữ đang trong thai kỳ và đang cho con bú.
  • Bệnh nhân cần thận trọng tránh để hạ glucose huyết trong khi đang lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người khó nhận biết những dấu hiệu của hạ glucose huyết hay thường xuyên bị hạ glucose huyết. Việc lái xe nên được cân nhắc trong những trường hợp này.