PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Stadnolol 50
Rx

Atenolol là thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic thân nước có tính chọn lọc tương đối với β1 (chọn lọc đối với tim) không có hoạt tính thần kinh giao cảm nội tại và ổn định màng.

Quy cách Hộp 100 viên
Hạn dùng 60 tháng
Thành phần Atenolol
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén: 50 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Tăng huyết áp,
  • Nhịp nhanh trên thất,
  • Loạn nhịp thất.

Liều dùng

  • Tăng huyết áp
    Liều khuyến cáo là 100 mg x 1 lần/ngày (2 viên 50 mg), nên uống vào buổi sáng.
  • Loạn nhịp tim
    Sau khi đã kiểm soát loạn nhịp tim bằng atenolol tiêm tĩnh mạch (nếu có chỉ định), nên dùng atenolol theo đường uống, liều duy trì được khuyến cáo 50 – 100 mg/ngày.
  • Bệnh nhân suy thận
    Nên giảm liều dựa theo độ thanh thải creatinin (CC):
    CC 15 – 35 ml/phút mỗi 1,73 m2 : Liều tối đa được khuyến cáo là 50 mg/ngày.
    CC dưới 15 ml/phút mỗi 1,73 m2 : 25 mg/ngày hoặc 50 mg cách ngày.
  • Người cao tuổi
    Cân nhắc giảm liều, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.

Cách dùng

Uống Stadnolol 50 trước bữa ăn.

  • Nhiễm acid chuyển hóa.
  • Hạ huyết áp.
  • Rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng.
  • Hen suyễn nặng.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nặng.
  • U tế bào ưa crôm chưa điều trị.
  • Bệnh nhân chậm nhịp xoang (< 50 nhịp/phút trước khi bắt đầu điều trị), block nhĩ thất trên độ 1 và suy tim thấy rõ hoặc suy tim mất bù.
  • Phối hợp với verapamil.
  • Suy tim chưa được kiểm soát bằng điều trị.
  • Sốc tim.
  • Block nhĩ thất độ 2 và 3.
  • Đau thắt ngực Prinzmetal (dùng phối hợp với các thuốc khác hoặc đơn trị).
  • Hội chứng nút xoang (bao gồm block xoang nhĩ).
  • Nhịp tim chậm (< 45 – 50 nhịp/phút).
  • Hội chứng Raynaud và bệnh động mạch ngoại biên nặng.
  • Quá mẫn với atenolol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, tiền sử sốc phản vệ.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Trẻ em.

Thường gặp

  • Chậm nhịp tim.
  • Lạnh tứ chi.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Mệt mỏi.

Cảnh báo

  • Việc ngừng điều trị đột ngột ở bệnh nhân đau thắt ngực có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
  • Không nên dùng thuốc này với diltiazem, verapamil, fingolimod và ozanimod.

Thận trọng

  • Không ngừng điều trị đột ngột, đặc biệt ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Nên giảm liều từ từ, lý tưởng trong 1 – 2 tuần, bắt đầu với các liệu pháp thay thế khác nếu cần, để tránh các cơn đau thắt ngực trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Thuốc chẹn beta chỉ sử dụng ở các bệnh nhân bệnh nhẹ bằng cách chọn một loại chọn lọc beta-1 với liều khởi đầu thấp. Khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng hô hấp trước khi bắt đầu điều trị.
    Trong trường hợp bệnh nhân lên cơn hen trong quá trình điều trị, có thể sử dụng thuốc giãn phế quản beta.
  • Ở những bệnh nhân suy tim đã được kiểm soát bằng điều trị và nếu cần thiết, atenolol sẽ được dùng với liều thấp, tăng liều từ từ và dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.
  • Nếu nhịp tim dưới 50 – 55 nhịp/phút khi nghỉ ngơi và bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến nhịp tim chậm, nên giảm liều.
  • Do tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh của thuốc, dùng thuốc thận trọng cho những bệnh nhân bị block nhĩ thất độ 1.
  • Thuốc chẹn beta có thể làm tăng tần suất và thời gian xuất hiện của các cơn đau ở những bệnh nhân đau thắt ngực Prinzmetal. Ở những dạng nhẹ và các bệnh liên quan, có thể dùng thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim với điều kiện dùng chung với thuốc giãn mạch.
  • Ở những bệnh nhân bị rối loạn động mạch ngoại biên (bệnh hoặc hội chứng Raynaud, viêm động mạch hoặc bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính của chi dưới), thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn này. Trong trường hợp này nên ưu tiên dùng thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim và chủ vận một phần, nên sử dụng một cách thận trọng.
  • U tủy thượng thận: Sử dụng thuốc chẹn beta trong điều trị tăng huyết áp do u tế bào ưa crôm đang được điều trị cần được theo dõi huyết áp chặt chẽ.
  • Ở người cao tuổi việc tuân thủ các chống chỉ định là bắt buộc. Cần thận trọng khi bắt đầu điều trị với liều thấp và đảm bảo theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
  • Trong trường hợp suy thận, cần điều chỉnh liều theo chức năng thận: Trên thực tế chỉ cần theo dõi nhịp tim là đủ, khi xuất hiện tình trạng nhịp tim chậm quá mức (< 50 – 55 nhịp/phút) cần
  • Đái tháo đường: Cảnh báo bệnh nhân và theo dõi đường huyết thường xuyên khi bắt đầu điều trị. Các dấu hiệu hạ đường huyết có thể bị che lấp, cụ thể là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và đổ mồ hôi.
  • Bệnh vẩy nến: Cân nhắc khi dùng thuốc.
  • Ở những bệnh nhân có nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bất kể nguồn gốc, đặc biệt là với các thuốc cản quang có chứa iod hoặc trong khi điều trị giải mẫn cảm, điều trị với thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng hơn các phản ứng dị ứng và kháng lại việc điều trị bằng adrenalin ở liều thông thường.
  • Gây mê: Thuốc chẹn beta có thể làm giảm nhịp tim nhanh phản xạ và tăng nguy cơ hạ huyết áp. Tiếp tục điều trị thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim và cơn tăng huyết áp kịch phát. Bác sĩ gây mê nên được thông báo rằng bệnh nhân đang điều trị với thuốc chẹn beta.
    – Nếu cần ngừng điều trị, ngừng thuốc ít nhất là 48 giờ để các catecholamine nhạy cảm trở lại.
    – Trong một số trường hợp, việc điều trị bằng thuốc chẹn beta không thể bị gián đoạn:
    • Bệnh nhân suy mạch vành, nên tiếp tục điều trị cho đến khi phẫu thuật, do nguy cơ liên quan đến việc ngừng đột ngột thuốc chẹn beta.
    • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc không thể ngừng điều trị, bệnh nhân phải được bảo vệ khỏi tình trạng phế vị bằng cách dùng đủ liều atropine. Gây mê nên dùng các thuốc càng ít ức chế cơ tim càng tốt và phải bù lượng máu mất.
    – Cần tính đến nguy cơ phản vệ.
  • Nhiễm độc giáp: Thuốc chẹn beta có thể che dấu các dấu hiệu tim mạch.
  • Stadnolol 50 có chứa lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzyme lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.
  • Dùng atenolol cho phụ nữ có thai để điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình có liên quan đến tình trạng giảm sức lớn của thai nhi. Sử dụng atenolol cho phụ nữ đang hay có khả năng có thai cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đặc biệt là trong quý đầu và quý hai của thai kỳ.
  • Không nên dùng atenolol cho người cho con bú.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc phải được theo dõi thường xuyên. Các phản ứng khác nhau ở từng người có thể thay đổi sự tỉnh táo như mức độ suy giảm khả năng lái xe, vận hành máy móc hoặc làm việc không có bảo hộ chắc chắn. Phải đặc biệt lưu ý điều này khi bắt đầu trị liệu, khi tăng liều hoặc đổi thuốc hoặc khi uống rượu cùng lúc.