RA MẮT LIÊN MINH THUỐC THIẾT YẾU CỦA EU

Sự kiện này diễn ra bên lề cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bộ trưởng Y tế EU ở thủ đô Brussels. Đây là một phần trong các hành động nhằm xây dựng một Liên minh Y tế châu Âu vững mạnh.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh Thuốc thiết yếu tập hợp các bên liên quan chủ chốt, bao gồm chính quyền quốc gia, ngành công nghiệp dược phẩm, tổ chức chăm sóc sức khỏe, đại diện xã hội dân sự, Ủy ban châu Âu (EC) và các cơ quan của EU, cùng nhau xác định các biện pháp tốt nhất để giải quyết và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt thuốc quan trọng.

Được EC công bố lần đầu tiên vào tháng 10/2023, Liên minh sẽ tập trung vào chính sách công nghiệp và bổ sung cho việc cải cách luật dược phẩm của EU theo đề xuất của EC. Đây là phản ứng trực tiếp trước lời kêu gọi của hơn 23 quốc gia thành viên về tính tự chủ chiến lược hơn trong lĩnh vực này.

Liên minh Thuốc hiện có khoảng 250 thành viên đăng ký, bao gồm các bộ của các cơ quan chính phủ đại diện cho các quốc gia thành viên, các công ty hoặc tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.

Được thành lập như một cơ chế tham vấn toàn diện và minh bạch của các bên liên quan chính, Liên minh Thuốc thiết yếu sẽ tập trung nâng cao an ninh nguồn cung ứng thuốc; tăng cường khả năng cung cấp thuốc; giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng EU. Điều này sẽ góp phần vào một ngành dược phẩm linh hoạt và bền vững hơn ở châu Âu và nguồn cung cấp thuốc an toàn hơn cho người dân.

Phát biểu tại sự kiện này, bà Stella Kyriakides, Ủy viên y tế và an toàn thực phẩm EU, nhấn mạnh việc ra mắt Liên minh Thuốc thiết yếu là phản ứng mang tính hành động của EC để đảm bảo cho công dân luôn có quyền tiếp cận các loại thuốc họ cần. Ngoài ra, EC cũng tập trung vào giải quyết các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và đề xuất các lĩnh vực hành động ưu tiên, chẳng hạn như tăng cường năng lực sản xuất và đa dạng hóa chuỗi cung ứng quốc tế. Liên minh sẽ tập hợp nguồn lực và chuyên môn từ chính phủ, ngành công nghiệp, chuyên gia y tế, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung – đảm bảo bệnh nhân được bảo vệ tốt hơn và có quyền tiếp cận bình đẳng hơn vào các loại thuốc họ cần.

Về phần mình, ông Frank Vandenbroucke, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Các vấn đề xã hội và y tế công cộng của Bỉ, cho rằng dịch COVID-19 đã chứng minh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết châu Âu trong việc chống lại khủng hoảng y tế. Việc tạo điều kiện tiếp cận vaccine cho tất cả công dân châu Âu là một ví dụ điển hình. Liên minh thuốc thiết yếu là trụ cột công nghiệp mới cho Liên minh Y tế châu Âu.

Để tăng cường an ninh nguồn cung ứng, Liên minh Thuốc sẽ xây dựng các khuyến nghị chiến lược để giải quyết và tránh tình trạng thiếu hụt thuốc. Các yếu tố chính được phân tích bao gồm sự phụ thuộc quá mức vào một số ít nhà cung cấp bên ngoài, khả năng đa dạng hóa và năng lực sản xuất hạn chế. Hoạt động này sẽ dựa trên phân tích của EC về lỗ hổng chuỗi cung ứng của các loại thuốc quan trọng trong danh sách thuốc thiết yếu của EU. Các khuyến nghị sẽ tạo thành một kế hoạch chiến lược nhiều năm, gồm các cột mốc và thời hạn tương ứng cho việc thực hiện. Liên minh Thuốc cũng sẽ xem xét khả năng mở rộng các hợp đồng dự trữ năng lực và mua sắm chung, có thể được sử dụng để tăng cường an ninh nguồn cung ứng thuốc thiết yếu. Bên cạnh đó, Liên minh sẽ có cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng, và các thành viên có thể xác định những mối quan hệ cộng hưởng mới để hợp tác hiệu quả hơn, bao gồm cả việc tạo ra các đối tác mới.

Tình trạng thiếu hụt thuốc thiết yếu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh nguồn cung ứng trong và trên khắp EU. EC nhận thức rõ sự cần thiết phải chủ động trong việc đảm bảo an ninh nguồn cung ứng thuốc thiết yếu cho công dân EU. Trước mắt, Liên minh Thuốc thiết yếu sẽ hoạt động trong 5 năm và công bố các khuyến nghị đầu tiên về các hành động cần thực hiện để cải thiện nguồn cung cấp thuốc thiết yếu dự kiến vào cuối năm. Sự ra đời của Liên minh Thuốc thiết yếu là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân châu Âu. Liên minh này thể hiện cam kết mạnh mẽ của khối trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu cho tất cả mọi người.

Nguồn: TTXVN

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

28 12/2023

EU KÍCH HOẠT KẾ HOẠCH CẢI CÁCH LUẬT QUẢN LÝ NGÀNH DƯỢC PHẨM

EU triển khai kế hoạch cải cách luật dược phẩm nhằm đảm bảo mọi người dân trong khối này có thể tiếp cận cả những phương thức điều trị đột phá mới và cả các loại thuốc generic. Ngày 26/4, Liên minh châu Âu (EU) công bố dự thảo đề xuất cải cách luật quản

02 05/2024

NGÀNH DƯỢC ĐANG HƯỞNG LỢI TỪ SỰ GIÀ HÓA DÂN SỐ VIỆT NAM?

Không đứng ngoài xu hướng phát triển chung của cả khu vực, ngành dược Việt Nam đang được hưởng lợi trong dài hạn bởi sự già hóa dân số và chi tiêu của người dân dành cho dược phẩm ngày càng tăng lên. Chứng khoán Rồng Việt vừa có báo cáo cập nhật triển vọng

07 03/2024

SỬA LUẬT DƯỢC: ĐÁP ỨNG THỰC TIỄN CỦA DOANH NGHIỆP

Gần 7 năm triển khai thực hiện Luật Dược số 105/2016/QH13, có một số quy định không còn phù hợp với yêu cầu quản lý, gây ra một số vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc, nhất là trong điều kiện

03 02/2024

ĐỀ XUẤT DANH MỤC THUỐC CÓ ÍT NHẤT 3 HÃNG TRONG NƯỚC SẢN XUẤT TRÊN DÂY CHUYỀN ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN EU-GMP

(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

01 02/2024

CÁCH NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC PHẨM PHÁT MINH?

Để hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng của ngành dược phẩm nói chung, ngành dược phẩm phát minh nói riêng, nhiều tiếng nói của lãnh đạo công ty dược đều cho rằng việc đầu tư vào thị trường Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực. Hướng đến sản xuất thuốc phát minh, có