24/11/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Tăng cân hoặc giảm cân đều có thể mang lại tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, cả theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chẳng hạn, sự thay đổi cân nặng có thể khiến chu kỳ kinh của một người đang từ rối loạn chuyển sang đều đặn hơn, hay nó cũng có thể khiến một người ít có kinh hơn hoặc kinh ngừng hẳn. Điều này phụ thuộc không chỉ vào trọng lượng tăng lên hay giảm đi, mà còn vào cân nặng ban đầu của người đó.
Thông thường, mỗi đợt hành kinh thường kéo dài 7 ngày và các chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 28 ngày. Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, có nhiều khả năng chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không đều.
Cả tăng cân và giảm cân đều có thể khiến bạn trễ kinh, cũng như có thể giúp điều hòa kinh nguyệt, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa buồng trứng và não bộ. Sự thay đổi nồng độ hormone gây ra rụng trứng và những thay đổi hormone nhiều hơn dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt. Bất cứ điều gì cản trở sự tương tác này đều có thể khiến cơ thể ngừng rụng trứng. Nếu bạn không rụng trứng, bạn sẽ không có kinh.
Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khi bạn có sự thay đổi đáng kể về cân nặng phụ thuộc vào mức cân nặng ban đầu của bạn. Chẳng hạn, nếu ban đầu bạn có mức cân nặng bình thường, việc tăng hoặc giảm cân có thể khiến bạn trễ kinh. Trong khi đó, nếu bạn thiếu cân hoặc rất thừa cân và không có kinh nguyệt, việc tăng cân hoặc giảm cân có thể sẽ giúp bạn bắt đầu lại chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Tăng cân
Thay vì chỉ nhìn vào con số hiển thị trên bàn cân, điều quan trọng là bạn phải biết chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) của mình. BMI là một cách để đo lường lượng mỡ cơ thể.
Xác định BMI: BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]2
Con số đó sẽ xác định xem cân nặng của bạn có được coi là bình thường/khỏe mạnh hay không, so với tình trạng thiếu cân, thừa cân hoặc béo phì.
Phân loại | BMI |
Nhẹ cân (thiếu cân) | < 18.5 |
Cân nặng bình thường | 18.5 – 24.9 |
Thừa cân | 25 – 29.9 |
Béo phì | ≥ 30 |
Nếu bạn có chỉ số BMI được xem là bình thường và sau đó bạn tăng cân, bạn có thể sẽ bị trễ kinh. Việc tăng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể (còn gọi là tăng mô mỡ) dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố, từ đó có thể làm ngừng quá trình rụng trứng.
Không có mức tăng cân cụ thể nào được xác định là sẽ dẫn đến việc trễ kinh, nhưng sự tăng cân càng nhiều và xảy ra trong thời gian càng ngắn thì càng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Chỉ số BMI càng cao (thường trong phân loại ‘béo phì’ với BMI trên 35), bạn càng có nhiều khả năng bị trễ kinh, thậm chí có thể mất kinh hoàn toàn – đây là tình trạng được gọi là vô kinh thứ phát (amenorrhea).
Bạn cũng có thể xuất hiện kinh không theo chu kỳ hoặc chảy máu tử cung bất thường. Thông thường, khi bạn bị thừa cân, tình trạng chảy máu bất thường này có thể rất nặng.
Tăng cân khi đang bị thiếu cân
Nếu bạn đang bị thiếu cân (nhẹ cân), có khả năng bạn không có kinh. Thông thường, việc hạn chế calo, tập thể dục quá mức hoặc bệnh tật là nguyên nhân dẫn đến chỉ số BMI thấp. Đây là những tác nhân làm tăng gánh nặng cho cơ thể, gây ra những thay đổi nội tiết tố cản trở quá trình rụng trứng. Điều này cũng dẫn đến lượng estrogen rất thấp, đặc biệt có hại cho sức khỏe xương.
Từ xuất phát điểm với chỉ số BMI thấp, nếu bạn tăng cân, bạn đang giảm bớt gánh nặng cho cơ thể. Điều này cho phép cơ thể rụng trứng trở lại và kết quả là kinh nguyệt xuất hiện lại. Nó cũng phục hồi việc sản xuất estrogen của cơ thể và bảo vệ xương của bạn.
Giảm cân từ mức cân nặng bình thường
Cũng giống như trường hợp tăng cân, không có mức giảm cân cụ thể nào – từ cân nặng bình thường – được xác định là sẽ dẫn đến trễ kinh. Bạn càng giảm cân nhiều và nhanh thì càng có khả năng chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Việc hạn chế lượng đáng kể calo một cách đột ngột kết hợp với việc tập thể dục gắng sức có thể gây ra đáp ứng stress làm thay đổi mức hormone, làm gián đoạn quá trình rụng trứng và khiến bạn bị trễ kinh. Điều này dẫn đến lượng estrogen trong cơ thể thấp, và nó đặc biệt có hại cho xương của bạn.
Giảm cân khi đang thừa cân
Nếu bạn thừa cân đáng kể – đặc biệt là nếu BMI trên 35 – có khả năng là bạn không có kinh nguyệt đều đặn. Khối lượng mỡ hoặc mô mỡ tăng lên tạo ra thêm nhiều estrogen, và đó là nguyên nhân phần nào gây ra các vấn đề về rụng trứng và trễ kinh.
Sự dư thừa estrogen liên quan đến béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tử cung. Việc giảm cân sẽ khôi phục kinh nguyệt đều đặn và điều chỉnh lượng estrogen dư thừa.
Tóm lại
Có được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một dấu hiệu tốt cho thấy sự cân bằng nội tiết tố có liên quan trong cơ thể. Cả hai thái cực hoặc rất nhẹ cân hoặc thừa cân rất nhiều đều dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố, từ đó gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và theo thời gian có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn có thể điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố bằng cách tăng hoặc giảm cân để đạt được chỉ số BMI hợp lý. Điều này sẽ phục hồi lại quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn đang bắt đầu kế hoạch tăng hoặc giảm cân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và có thể là huấn luyện viên thể dục. Mục tiêu của bạn phải là giảm mỡ chứ không phải giảm khối lượng cơ nạc trong trường hợp bạn thừa cân; và tăng khối lượng cơ nạc chứ không chỉ là mỡ nếu bạn thiếu cân.
Hãy thực hiện các thay đổi thuộc về lối sống và duy trì chúng lâu dài, đồng thời đặt ra các mục tiêu thực tế và có thể đạt được. Duy trì trọng lượng cơ thể của bạn trong phạm vi BMI bình thường (18,5 – 24,9) là một trong những bước quan trọng nhất để đạt được sức khỏe tổng thể tốt.
Nguồn: Very Well Health
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu