20/04/2022
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Khi trẻ đến trường trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi: Chúng ta có thể làm gì để giữ cho con mình khỏe mạnh? Có cách nào để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và ngăn ngừa COVID-19 cũng như các bệnh khác không?
Câu trả lời là ‘có’. Về cơ bản, cách tốt nhất để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh là thực hiện các bước cần thiết để giữ gìn sức khỏe. Nghe có vẻ không có gì là mới mẻ nhưng đó chính là những điều đã được chứng minh qua thực tế.
Sau đây là những gì bạn có thể làm để giúp trẻ khỏe mạnh.
Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh
‘Lành mạnh’ ở đây có nghĩa là một chế độ ăn với nhiều trái cây – rau củ quả (chuyên gia khuyến nghị 5 khẩu phần (serving) mỗi ngày đối với trái cây – rau củ quả và những thực phẩm này nên chiếm một nửa lượng mỗi bữa ăn; Bác sĩ nhi khoa Adriane Lioudis khuyên bạn nên khuyến khích trẻ ăn các loại trái cây và rau củ quả với các màu sắc của cầu vồng), ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng bao gồm sữa hoặc nguồn cung cấp canxi khác, ngoài ra còn có chất béo tốt (như dầu thực vật chẳng hạn).
Những thực phẩm cần tránh là thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có cho thêm đường bổ sung và thực phẩm có chất béo không lành mạnh (như chất béo bão hòa có trong các thực phẩm nguồn gốc động vật). Điều đó không có nghĩa là con bạn không bao giờ được ăn các loại bánh quy hoặc kem. Nhưng nếu bạn muốn con mình khỏe mạnh, chúng không nên ăn những thực phẩm đó hàng ngày.
Có rất nhiều sản phẩm bổ sung tuyên bố có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mặc dù các chuyên gia thẩm định vẫn chưa công bố liệu rằng hầu hết các sản phẩm này có tạo ra sự khác biệt thực sự hay không, không một sản phẩm nào trong số đó có thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu con bạn từ chối ăn rau hoặc có một chế độ ăn uống không đa dạng, một loại vitamin tổng hợp kèm sắt có thể hỗ trợ trong trường hợp này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liệu vitamin hoặc sản phẩm bổ sung có phải là một lựa chọn tốt cho con bạn hay không.
Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc
Tất cả chúng ta, bao gồm cả trẻ em, đều cần có những giấc ngủ để tái nạp năng lượng và giúp phục hồi cơ thể sau khoảng thời gian hoạt động trong ngày. Ngủ không đủ giấc sẽ hạn chế khả năng của cơ thể trong việc sản xuất loại protein là cytokine giúp chống nhiễm trùng và giảm viêm.
Thời lượng ngủ mà trẻ cần sẽ thay đổi theo độ tuổi và cũng tùy từng trẻ (một số trẻ cần ngủ nhiều hơn những trẻ khác). Yêu cầu về giấc ngủ cho mỗi đêm khác nhau tùy theo độ tuổi:
Bạn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ có được giấc ngủ lành mạnh bằng cách giới hạn thời gian dùng các thiết bị điện tử của trẻ – đối với thanh thiếu niên, các thiết bị này cần được tắt 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ và tốt nhất là không để trong phòng ngủ vào ban đêm – cũng như tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn mỗi ngày.
Cho trẻ tăng cường vận động
Tập thể dục giúp chúng ta khỏe mạnh và ít mắc bệnh hơn. Trẻ em thực sự nên vận động 1 giờ mỗi ngày. ‘Vận động’ không có nghĩa là phải chơi một môn thể thao hoặc đến phòng tập thể dục; nó có thể chỉ đơn giản là dành thời gian chơi đùa ở công viên, sân chơi hoặc đi dạo. Bạn cũng cần lưu ý một điều rằng ‘thái quá bất cập’, vận động quá nhiều chưa hẳn đã tốt. Nếu bạn có con là vận động viên chuyên của một môn thể dục – thể thao nào đó và việc tập luyện diễn ra vài giờ mỗi ngày, hãy đảm bảo việc luyện tập đó không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ hoặc khiến trẻ cảm thấy kiệt sức, cả hai điều này đều có thể gây ra các vấn đề với hệ thống miễn dịch.
Kiểm soát căng thẳng
Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến chúng ta dễ bị các tình trạng nhiễm trùng (nhiễm vi khuẩn, virus). Hãy đảm bảo rằng trẻ có thời gian thư giãn để chơi và tiếp cận với các hoạt động cũng như những người khiến chúng vui vẻ, hoặc bất hoạt động nào phù hợp trong mùa dịch. Hãy dành thời gian cho gia đình và tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ về bất cứ điều gì có thể khiến chúng lo lắng. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người lớn chúng ta, nó cũng đã khiến nhiều trẻ em trầm cảm hoặc lo âu. Vì vậy nếu bạn lo lắng về tâm trạng hoặc sức khỏe cảm xúc của con mình, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhé.
Đảm bảo rằng trẻ được chủng ngừa theo lịch trình đối với các loại vaccine quan trọng
Chủng ngừa giúp bảo vệ chúng ta khỏi nhiều loại bệnh. Hãy theo dõi chặt chẽ lịch chủng ngừa của trẻ và đưa trẻ đi chủng ngừa theo quy định. Việc tiêm phòng cúm được khuyến cáo hàng năm cho tất cả những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và dường như đặc biệt quan trọng trong mùa dịch: không chỉ bởi sự kết hợp giữa cúm và COVID-19 sẽ gia tăng lo ngại, mà mọi triệu chứng cảm khi xuất hiện đều khiến trẻ phải nghỉ học và chờ kết quả xét nghiệm chính thức. Đồng thời, hãy tiêm phòng cho tất cả mọi người trong gia đình đủ điều kiện tiêm vaccine COVID-19. Điều đó sẽ mang lại sự an toàn và tạo ra sự khác biệt lớn trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.
Đừng quên các biện pháp phòng ngừa đơn giản
Mọi thành viên trong gia đình có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản để giúp giữ gìn sức khỏe.
Điều quan trọng là khuyến khích các thói quen tốt và thực hiện các bước để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài ra, mặc dù đó là một quyết định mang tính cá nhân và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nếu bạn có thể cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất sáu tháng đầu đời, điều đó có thể mang lại lợi ích. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Nếu con bạn có vấn đề về sức khỏe khiến việc chống lại các tình trạng nhiễm trùng khó khăn hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ biện pháp phòng ngừa khác hoặc bổ sung nào mà bạn nên thực hiện. Khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, hãy phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nhi khoa để tìm ra các cách cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ. Bác sĩ Lioudis cho biết, mỗi đứa trẻ cần một cách tiếp cận được cá nhân hóa vì hệ miễn dịch của chúng là khác nhau.
Nguồn: Harvard Health Publishing (Harvard Medical School), Cleveland Clinic
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu