03/09/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Nồng độ insulin cao
Insulin là loại hormone (chất hóa học hoạt động như một thành phần truyền tin trong cơ thể) được tiết ra bởi một cơ quan trong ổ bụng gọi là tuyến tụy. Hormone này kiểm soát sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein trong cơ thể. Nó cũng hướng dẫn gan và cơ trong việc dự trữ glucose và chất béo mà những thành phần dự trữ này có thể được sử dụng trong thời gian cơ thể tăng nhu cầu năng lượng và khi nhịn ăn. Insulin là ‘chìa khóa’ mở các ‘cánh cổng’ tế bào để glucose từ máu đi vào trong tế bào. Các tế bào của cơ và mô mỡ phụ thuộc vào insulin để thực hiện việc nạp vào cũng như sử dụng glucose.
Sự thiếu hụt insulin trong cơ thể hoặc insulin hoạt động không hiệu quả ở cấp độ tế bào khiến lượng đường trong máu tăng đột biến (gọi là tình trạng tăng đường huyết – hyperglycemia). Tăng đường huyết là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có thể ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết.
Tăng insulin máu (hyperinsulinemia): Một số người cần phải có lượng insulin cao hơn bình thường để duy trì lượng đường trong máu của họ ở mức bình thường. Tình trạng này được gọi là tăng insulin máu. Nó thường tồn tại đồng thời với tình trạng kháng insulin.
Kháng insulin (insulin resistance) là tình trạng mà một nồng độ insulin nhất định nào đó không gây ra sự sụt giảm lượng đường trong máu như dự kiến. Kháng insulin có thể do:
Một số tình trạng nhất định có thể dẫn đến kháng insulin tạm thời và từ đó làm tăng insulin máu, nhưng ngay sau khi nguyên nhân cơ bản được khắc phục, tình trạng kháng insulin sẽ biến mất. Những tình trạng này bao gồm căng thẳng kéo dài, nhiễm trùng, thiếu ngủ trong thời gian dài, béo phì và mang thai. Những tình trạng này giải phóng các hormone căng thẳng trong cơ thể. Hormone căng thẳng là một nguyên nhân được biết đến của tình trạng kháng insulin cũng như mức insulin cao.
Các nguyên nhân khác của mức insulin cao có thể cần can thiệp điều trị, chẳng hạn:
Tăng insulin máu bù | Tình trạng tiền tiểu đường Bệnh tiểu đường tuýp 2 |
Hội chứng chuyển hóa | Hội chứng chuyển hóa là một nhóm nhiều bệnh lý bao gồm: Huyết áp cao Đường huyết cao Cơ thể dư thừa mỡ quanh eo Mức insulin cao Mức cholesterol bất thường |
Thuốc | Kháng viêm steroid Điều trị quá mức bệnh tiểu đường bằng insulin |
Di tuyền | Tình trạng tăng tiết insulin bẩm sinh (đột biến gen tiết insulin) |
Khối u ở tế bào tiết insulin | U tụy nội tiết (insulinomas) Quá sản tế bào đảo nguyên phát (nesidioblastosis) |
Rối loạn hormone | Bệnh buồng trứng đa nang (polycystic ovarian disease) Bệnh to đầu chi (acromegaly) Hội chứng Cushing Suy giáp (hypothyroidism) |
Mức insulin cao thường không có triệu chứng lâm sàng và có thể không được phát hiện. Mức insulin cao này có thể – nhưng hiếm – gây ra tình trạng đường huyết thấp tái diễn, có thể nhận thấy thông qua đánh trống ngực, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi và cảm giác đói cồn cào. Một số người bị tình trạng kháng insulin lâu dài có thể có các mụn thịt dư (skin tags) trên cổ và nách. Những người khác có thể có vùng da ở nách và háng bị sẫm màu (acanthosis nigricans).
Mức insulin bình thường là bao nhiêu?
Nồng độ insulin trong máu được thể hiện thông qua một xét nghiệm máu đơn giản được thực hiện sau 8 giờ nhịn ăn. Thử nghiệm này được tiến hành ở những người bị nghi ngờ có tình trạng kháng insulin hoặc là một phần của xét nghiệm nội tiết trong việc đánh giá hội chứng chuyển hóa.
Chỉ số bình thường của insulin như sau:
Mức insulin | Đơn vị quốc tế | Đơn vị pmol/L |
Thời điểm nhịn ăn 8 tiếng | < 25 mIU/L | < 174 pmol/L |
30 phút sau khi sử dụng glucose | 30 – 230 mIU/L | 208 – 1,597 pmol/L |
1 giờ sau khi sử dụng glucose | 18 – 276 mIU/L | 125 – 1,917 pmol/L |
2 giờ sau khi sử dụng glucose | 16 – 166 mIU/L | 111 – 1,153 pmol/L |
≥ 3 giờ sau khi sử dụng glucose | < 25 mIU/L | < 174 pmol/L |
Mức insulin cao dẫn đến những hậu quả nào?
Sau đây là những hậu quả của mức insulin cao:
Nguồn: MedicineNet
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu