31/12/2020
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Thiếu hụt vitamin B12 là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em và người lớn. Bên cạnh việc cung cấp ít từ chế độ ăn uống, các yếu tố khác có thể gây thiếu hụt vitamin B12 bao gồm phẫu thuật cắt bỏ dạ dày và các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn hấp thu đường tiêu hóa.
Có thể khó chẩn đoán sự thiếu hụt vitamin B12 vì sự thiếu hụt này có rất nhiều triệu chứng giống với triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm mệt mỏi, yếu cơ và suy giảm nhận thức.
Việc điều trị thường bao gồm bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm vitamin B12. Nếu bạn mắc phải một căn bệnh nào đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12, việc kiểm soát nguyên nhân bệnh lý cũng rất quan trọng.
CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU HỤT VITAMIN B12
Do vai trò cực kỳ lớn và phức tạp của vitamin B12 đối với cơ thể, nên có thể có nhiều triệu chứng xuất hiện.
Nhiều triệu chứng xuất phát từ 4 loại biến chứng chính liên quan đến vitamin B12:
1. Thiếu máu (Anemia)
Vitamin B12 có vai trò trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu (red blood cells – RBCs), là những tế bào vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Vì oxy là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể, khi các tế bào hồng cầu bị khiếm khuyết (do thiếu vitamin B12), tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra.
Triệu chứng: Mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao và nhịp tim nhanh.
2. Bệnh lý thần kinh (Neuropathy)
Vitamin B12 cũng là một phần quan trọng của hệ thống thần kinh, và sự thiếu hụt vitamin B12 gây ra sự thoái hóa chậm các dây thần kinh trong não, tủy sống và các dây thần kinh ngoại biên. Sự suy yếu và mất cân bằng liên quan đến bệnh lý thần kinh (suy giảm chức năng dây thần kinh) có thể trầm trọng hơn khi mắc cả thiếu máu.
Triệu chứng: Ngứa ran – châm chích, tê, yếu và các vấn đề về thăng bằng.
3. Bệnh lý tủy (Myelopathy)
Bệnh lý tủy – sự suy giảm chức năng của tủy sống – xuất hiện khi có sự suy giảm các tế bào thần kinh ở cột sau (posterior column) của tủy sống. Điều này dẫn đến yếu cơ và thiếu khả năng phát hiện ra sự chạm nhẹ, rung động và nhận thức vị trí của cơ thể. Bệnh lý này cũng thường xuất hiện một số triệu chứng giống với bệnh lý thần kinh.
Triệu chứng: Các vấn đề về cảm giác, tê, ngứa ran – châm chích.
4. Sa sút trí tuệ (Dementia)
Thiếu vitamin B12 có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ, dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, thay đổi hành vi và các khó khăn trong việc chăm sóc bản thân. Khi có tình trạng thiếu vitamin B12 nặng và mạn tính, có thể mắc phải rối loạn tâm thần.
Các triệu chứng: Suy giảm nhận thức và thay đổi hành vi.
5. Các triệu chứng khác
Các triệu chứng và dấu hiệu khác của sự thiếu hụt vitamin B12 có thể bao gồm:
Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12 thường xuất hiện và tăng dần trong vài tuần hoặc vài tháng và thường không cải thiện nếu không được điều trị.
NGUYÊN NHÂN
Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 là lượng ăn vào không đủ và suy giảm khả năng hấp thu ở đường ruột.
1. Lượng ăn vào không đủ
Vitamin B12 được tìm thấy trong protein động vật như cá, thịt và sữa, cũng như một số loại ngũ cốc được tăng cường thêm vitamin này. Những người ăn chay hoặc thuần chay lâu năm mà không sử dụng các sản phẩm bổ sung có thể bị thiếu hụt B12 do không được cung cấp đủ lượng vitamin này thông qua chế độ ăn. Những người lạm dụng rượu và người lớn tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin B12.
2. Suy giảm khả năng hấp thu
Vì vitamin B12 được hấp thu trong ruột thông qua một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào một loại protein được gọi là yếu tố nội tại, nên khả năng hấp thu ở ruột bị suy giảm cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin này.
Nguyên nhân làm suy giảm khả năng hấp thu vitamin B12 ở ruột bao gồm:
CHẨN ĐOÁN
Mặc dù chẩn đoán về vitamin B12 có vẻ đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều này là do nhiều triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu vitamin B12 trùng lặp với triệu chứng của những tình trạng sức khỏe khác.
Bác sĩ có thể xem xét thực hiện một số các chẩn đoán khác ngoài việc chẩn đoán thiếu hụt vitamin B12 nhằm có thể giải thích rõ các triệu chứng mà bạn gặp phải.
1. Xem xét tiền sử bệnh và khám sức khoẻ
Bên cạnh việc hỏi về tiền sử bệnh để biết về các triệu chứng như mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc tê và ngứa ran, việc khám sức khỏe có thể xác định các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12.
Chẳng hạn, mạch nhanh và yếu hoặc ngón tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Giảm cảm giác ở bàn chân và giảm phản xạ có thể là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh. Cuối cùng, nhầm lẫn hoặc giao tiếp khó khăn là những dấu hiệu phổ biến của chứng sa sút trí tuệ và trầm cảm.
2. Các xét nghiệm
Các xét nghiệm, đặc biệt là công thức máu (CBC) và lượng vitamin B12, có thể khẳng định cho chẩn đoán thiếu vitamin B12.
Ngoài ra, thường khi bị thiếu hụt vitamin B12, một loại bệnh thiếu máu cụ thể được gọi là thiếu máu hồng cầu to – macrocytic anemia (khác với bệnh thiếu máu ác tính) có thể được xác định bằng phương pháp phết máu. trong trường hợp này, các tế bào hồng cầu lớn và có thể có hình dạng và kích thước khác nhau.
3. Chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chuyên sâu
Mặc dù một số chẩn đoán hình ảnh và khảo sát dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies – NCS) có thể hữu ích trong việc đánh giá tác động của sự thiếu hụt vitamin B12, nhưng chúng không đủ để đưa ra kết quả cụ thể tương ứng với sự thiếu hụt này. Do đó, nếu được thực hiện, kết quả phải được xem xét cùng với các đánh giá khác.
ĐIỀU TRỊ
Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể được kiểm soát bằng cách bổ sung vitamin này thông qua đường uống hoặc tiêm bắp (IM). Nếu sự giảm hấp thu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12, có thể bạn cần phải tiêm để vitamin này được hấp thu trực tiếp vào cơ thể.
Nếu có thể, nguyên nhân của sự thiếu hụt B12 nên được xác định, đặc biệt nếu bạn chưa từng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc không biết tại sao bạn lại thiếu vitamin này.
Tùy thuộc vào lý do thiếu vitamin, có thể bạn cần phải tiếp tục bổ sung vitamin B12 suốt đời ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện.
Nếu có sự thiếu hụt vitamin B12, việc khôi phục lại mức vitamin này cần phải có thời gian và bạn có thể sẽ không thấy cải thiện nào trong vài tháng đầu điều trị. Bạn sẽ dần nhận thấy sự cải thiện và có thể kéo dài đến 6 – 12 tháng.
TÓM LẠI
Việc chẩn đoán thiếu vitamin B12 có thể khá phức tạp vì các tác động và triệu chứng của nó rất đa dạng. Bạn có thể không gặp phải những tác động đột ngột của tình trạng thiếu hụt vitamin này, thay vào đó, bạn sẽ trải qua những giai đoạn suy giảm mức vitamin B12 dần dần hoặc gián đoạn, dẫn đến các triệu chứng nhẹ hoặc đan xen giữa có và không.
Nếu bạn có tình trạng viêm đường tiêu hóa hoặc nếu bạn đã cắt bỏ dạ dày, bạn có thể cần phải áp dụng phương pháp điều trị phòng ngừa như tiêm vitamin B12 thường xuyên theo lịch trình để tránh bị thiếu hụt vitamin này.
Nguồn: VERY WEALTH HEALTH
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu