30/12/2020
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Nhiều người trong số chúng ta thỉnh thoảng gặp phải các vấn đề về lưng. Bạn có thể ngủ sai tư thể hoặc bị vặn lưng khi nâng vật nặng. Hoặc bạn cũng có thể bị thương ở lưng do một tai nạn nào đó. Tuy nhiên, theo bác sĩ vật lý trị liệu Eric Robertson – người phát ngôn của Hiệp hội Vật Lý Trị Liệu Hoa Kỳ (APTA), thủ phạm của tình trạng đau lưng có thể là do ngồi quá nhiều và không vận động đủ.
Bác sĩ Robertson cho biết: “Phần lớn chúng ta làm nên một xã hội ít vận động và vì thế, lối sống ít vận động là yếu tố chính mà chúng ta cần phải xử lý và khắc phục”.
Theo bác sĩ Robertson, việc làm cho bạn cảm thấy khá hơn khi bản thân bạn đang chịu đựng tình trạng đau lưng không phải là một vấn đề quá phức tạp. Dưới đây là một số cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
1. Tránh nghỉ ngơi trên giường
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc nằm quá nhiều có thể làm chậm quá trình hồi phục và làm tăng cơn đau.
Bác sĩ William Lauretti, Phó giáo sư tại Đại học Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống New York và đồng thời là người phát ngôn của Hiệp hội Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACA), cho biết: “Trong khoảng 25 năm qua, có lẽ một điều chúng ta chắc chắn đã học được về chứng đau lưng và việc nằm nghỉ trên giường chính là điều đó không ổn chút nào. Thay vào đó, bạn nên vận động nhiều nhất có thể để giảm tình trạng đau lưng”.
2. Vận động
Có thể bạn không muốn vận động khi bạn đang bị đau, nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng hết sức có thể để vận động.
Theo bác sĩ Robertson, hầu hết các cơn đau lưng đều không nghiêm trọng, ngay cả khi nó có thể rất đau. “Vì vậy đừng sợ vận động, việc tiếp tục vận động bất chấp cơn đau là điều thực sự quan trọng”, ông cho biết. Đi bộ là một lựa chọn tốt cho bạn và bạn có thể tự mình thực hiện hoạt động này. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để học cách phát hiện các mức độ đau nguy hiểm cũng như động tác nào là phù hợp nhất với bạn.
3. Giữ tư thế tốt
Hãy chú ý đến cách bạn giữ lưng khi ngồi, đứng, đi bộ, ngủ hoặc khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tư thế tốt là khi tất cả các đốt sống trong cột sống của bạn được sắp xếp đúng. Tư thế sai có thể khiến lưng bạn bị cứng và căng. Điều này thường dẫn đến đau lưng.
Bác sĩ Lauretti đưa ra những lời khuyên về tư thế như sau:
Dưới đây là một số lời khuyên chung để duy trì tư thế tốt:
4. Ngủ đúng cách
Bác sĩ Lauretti nói rằng chiếc giường lý tưởng là chiếc giường đem lại cho bạn sự thoải mái. Nói về tư thế ngủ tốt nhất, ông cho rằng nằm nghiêng hoặc ngửa sẽ phù hợp và dễ dàng hơn so với nằm sấp. Nếu bạn úp mặt xuống, đầu của bạn sẽ xoay qua xoay lại cả đêm để bạn có thể thở và điều này có thể dẫn đến đau cổ.
Người ta nói rằng việc kẹp một chiếc gối giữa hai chân để giúp giữ cho phần hông được thẳng sẽ làm giảm đau lưng.
5. Thư giãn
Bác sĩ Robertson nói rằng tình trạng đau lưng có thể có mối liên hệ với áp lực, căng thẳng và các vấn đề không liên quan đến thể chất khác. Massage và châm cứu có thể giúp thả lỏng cơ. Yoga, thiền và các phương pháp thực hành chánh niệm khác giúp cải thiện tâm trạng, giãn cơ và giúp bạn thư giãn để có thể kiểm soát tình trạng đau lưng tốt hơn.
Một số người nói rằng thiền giúp họ cảm thấy phấn chấn hơn, đặc biệt là khi cơn đau lưng khiến họ không thể tự do di chuyển.
6. Đi thăm khám
Nếu tình trạng đau lưng của bạn không mất đi sau 4 tuần hoặc nếu bạn bị tình trạng đau dai dẳng hơn 12 tuần (chú thích: khi cơn đau đến và đi) và khiến bạn không thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra cơn đau và có thể đề xuất các liệu pháp điều trị mới. Đi thăm khám và được điều trị ngay lập tức nếu chân của bạn có cảm giác ngứa ran – châm chích, tê hoặc yếu.
Nguồn: WEBMD
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu