09/12/2020
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Được công nhận làm giảm đáng kể các bệnh nguy hiểm như sởi và bại liệt, vaccine được ‘vinh danh’ rộng khắp là một trong những thành tựu y tế cộng đồng vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại.
Việc chủng ngừa vaccine giúp hướng dẫn hệ thống miễn dịch của cơ thể trong việc nhận diện và chống lại các bệnh cụ thể. Nó rất giống với việc chuẩn bị cho quân đội trước khi một cuộc chiến bắt đầu. Bạn giúp những ‘chiến binh’ của mình sẵn sàng, hướng dẫn họ phát hiện và tiêu diệt ‘kẻ thù’ trước khi họ ra chiến trường. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó thực sự là một nỗ lực cộng hợp cao trong khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch
Để hiểu cách thức hoạt động của vắc-xin, sẽ hữu ích nếu trước tiên chúng ta tìm hiểu về hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Khi các mầm bệnh như vi-rút/ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công cơ thể chúng ta. Nếu không được kiểm soát, các mầm bệnh này có thể sinh sôi, lây lan và thường khiến chúng ta bị bệnh.
Cơ thể con người có một số tuyến phòng thủ để giúp bảo vệ bản thân trước bệnh tật và chống lại nhiễm trùng. Một số phần của hệ thống miễn dịch bảo vệ chống lại hoặc tấn công bất cứ thứ gì không phải là một phần của cơ thể, trong khi những bộ phận khác của hệ thống miễn dịch được nhắm mục tiêu nhiều hơn. Chẳng hạn, da là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh. Về bản chất, đó là ‘áo giáp’ giúp ngăn mầm bệnh xâm nhập vào bên trong. Các vết cắt hoặc vết trầy xước có thể làm suy yếu lớp ‘áo giáp’ này, từ đó cho phép ‘kẻ xâm lược’ tìm đường vào bên trong cơ thể. Các lỗ tự nhiên của cơ thể, như lỗ mũi hoặc miệng, cũng có thể là cửa ngõ xâm nhập của mầm bệnh. Các thành phần như nước bọt trong miệng hoặc dịch vị trong dạ dày có thể phá hủy hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Sốt là cách cơ thể làm tăng nhiệt độ bên trong nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu những ‘kẻ xâm lược’ chỉ sống sót trong môi trường mát hơn.
Khi bị nhiễm trùng, cơ thể cũng bắt đầu tạo ra các loại bạch cầu khác nhau. Những tế bào này hoạt động giống như những ‘chiến binh’, phối hợp tấn công ‘kẻ xâm lược’ bằng cách tìm kiếm các mục tiêu cụ thể được gọi là kháng nguyên.
Kháng nguyên (antigen)
Kháng nguyên là một phần hoặc là sản phẩm phụ của mầm bệnh (chẳng hạn như protein được tìm thấy trên bề mặt của vi-rút), thứ mà hệ thống miễn dịch tìm kiếm trong trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu và kháng thể phát hiện ra các kháng nguyên cụ thể và liên kết với chúng, bắt đầu một cuộc tấn công để tiêu diệt vi-rút/ vi khuẩn và ngăn chúng nhân lên. Khi đã giành chiến thắng và tình trạng nhiễm trùng không còn, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ nhớ những gì cần phải tìm kiếm trong trường hợp nó tiếp xúc với mầm bệnh một lần nữa. Biết được kháng nguyên nào mà hệ thống miễn dịch phát hiện và phản ứng sẽ là chìa khóa để phát triển một loại vắc-xin hiệu quả.
Chủng ngừa vắc-xin
Vắc-xin hoạt động giống với một bệnh truyền nhiễm tự nhiên. Trên thực tế, đối với khả năng phòng vệ của cơ thể, chúng giống hệt nhau. Vắc-xin được tạo thành từ các kháng nguyên giống hoặc gần giống với các kháng nguyên được tìm thấy trên các mầm bệnh tự nhiên. Khi những vắc-xin kháng nguyên này đi vào cơ thể, chúng sẽ thiết lập cùng một loại báo động để tạo ra cùng một loại tế bào bạch cầu và kháng thể cần thiết để tìm kiếm và tiêu diệt ‘kẻ xâm lược’. Cơ thể ghi nhớ những gì cần phải chú ý, vì vậy các tuyến phòng vệ có thể được huy động nhanh hơn nhiều nếu cơ thể gặp lại ‘kẻ xâm lược’ đã từng gặp. Tuy nhiên, không giống như một bệnh truyền nhiễm tự nhiên, vắc-xin sẽ không khiến bạn bị bệnh. Chúng cung cấp những lợi ích của tình trạng nhiễm trùng – tức là khả năng miễn dịch – nhưng với rủi ro thấp hơn đáng kể, và đó là do cách vắc-xin được nghiên cứu sản xuất.
Các loại vắc-xin
Tất cả các loại vắc-xin đều sử dụng kháng nguyên để giúp kích thích phản ứng miễn dịch, nhưng không phải tất cả đều được sản xuất theo cách giống nhau. Những loại kháng nguyên nào được sử dụng và số lượng ra sao sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại vắc-xin và căn bệnh mà nó cần bảo vệ cơ thể để chống lại.
Cơ chế chủng ngừa vắc-xin
Vắc-xin được thiết kế để được sử dụng theo những cách đặc hiệu cao nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa cũng như giảm thiểu tác hại. Chẳng hạn, một số vắc-xin được tiêm vào cơ ở góc 90 độ, trong khi những loại khác nên được tiêm ở góc 45 độ trong mô mỡ giữa cơ trên da. Đối với người lớn, thường là tiêm ở cánh tay, trong khi trẻ sơ sinh thường được tiêm ở cơ đùi. Một số loại vắc xin hoàn toàn không được tiêm, thay vào đó, chúng nên được sử dụng qua đường mũi hoặc đường uống…
Việc sử dụng vắc xin như thế nào, khi nào và ở đâu được xác định bởi nghiên cứu sâu rộng, kinh nghiệm và các rủi ro về mặt lý thuyết. Chẳng hạn, một loại vắc-xin chống lại bệnh tiêu chảy, như rotavitus, có thể được đưa vào cơ thể bằng đường uống, để nó có thể mô phỏng gần giống nhất với bệnh nhiễm trùng tự nhiên. Vắc-xin được đưa vào cơ thể không đúng cách có thể khiến chúng kém hiệu quả hơn hoặc có nhiều khả năng gây ra các tác dụng phụ không cần thiết.
Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý, không có vắc-xin nào được tiêm tĩnh mạch, tức là tiêm trực tiếp vào máu.
Thử nghiệm vắc-xin
Vắc-xin cực kỳ an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại bệnh tật. Trong suốt quá trình phát triển, có rất nhiều thử nghiệm mà các ‘ứng viên’ vắc-xin phải vượt qua trước khi chúng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Trước khi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép, các nhà sản xuất phải chứng minh được rằng chế phẩm vắc-xin vừa hiệu quả, vừa an toàn trên người. Điều này thường kéo dài nhiều năm và phải được thử nghiệm trước tiên trên hàng nghìn tình nguyện viên. Ngay cả sau khi vắc- xin được phê duyệt, nó vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu theo dõi về tính an toàn và hiệu quả.
Xuất hiện mẩn đỏ tại chỗ, đau, sưng và các triệu chứng nhẹ toàn thân như sốt, nhức đầu và chóng mặt đôi khi có thể xảy ra sau khi chủng ngừa vắc-xin (một số loại vắc-xin có nhiều tác dụng phụ hơn các loại khác). Các phản ứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sốc phản vệ, là cực kỳ hiếm và ước tính xảy ra 1,35 lần trong số một triệu liều vắc-xin được sử dụng.
Sau khi vắc-xin được cấp phép chính thức, nghiên cứu về vắc-xin sẽ được xem xét bởi Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng – một ban tình nguyện gồm các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng – để xác định xem liệu vắc-xin này có phù hợp để khuyến nghị sử dụng hay không. Các khuyến nghị này được cập nhật hàng năm và xem xét nhiều dữ liệu, bao gồm cả mức độ an toàn và hiệu quả của vắc-xin. Nếu tại bất kỳ thời điểm nào, rủi ro mà vắc-xin đem lại nhiều hơn lợi ích, Hội đồng sẽ hủy bỏ khuyến nghị của mình và vắc-xin thường được rút khỏi thị trường. Rất may, điều này thường rất hiếm gặp.
Quy trình này cực kỳ nghiêm ngặt. Đó là bởi vì không giống như nhiều loại thuốc, vắc-xin thường không được bào chế để điều trị cho một người đã bị bệnh. Chúng được bào chế để bảo vệ sức khỏe bằng cách ngăn ngừa bệnh tật ngay từ đầu. Do đó, vắc-xin đạt tiêu chuẩn an toàn cao hơn nhiều sản phẩm y tế khác trên thị trường, bao gồm cả chất bổ sung dinh dưỡng.
Miễn dịch cộng đồng
Chủng ngừa vắc-xin có thể là một hoạt động cá nhân, nhưng lợi ích, và cuối cùng, thành công của nó lại mang ý nghĩa cho cả cộng đồng. Càng nhiều cá nhân được chủng ngừa trong một cộng đồng nhất định, số lượng người dễ bị nhiễm bệnh càng ít và từ đó hạn chế bệnh tật lây lan. Nhiều mầm bệnh cần cơ thể con người để tồn tại. Nhưng nếu có một số lượng đủ người trong một cộng đồng được chủng ngừa vắc-xin, những mầm bệnh đó sẽ không có nơi nào để trú ngụ và do đó sẽ chết. Đây là cách chúng ta đã loại bỏ bệnh đậu mùa – không nhất thiết bằng cách chủng ngừa vắc-xin cho từng cá thể đơn lẻ, mà bằng cách đảm bảo miễn dịch của cả cộng đồng.
Một số người không hoặc không thể tạo ra phản ứng miễn dịch ngay cả sau khi họ đã được chủng ngừa. Những người khác ngay từ đầu còn quá trẻ hoặc sức khỏe quá yếu để được chủng ngừa. Những người này không thể tự bảo vệ mình khỏi một số bệnh nhiễm trùng, nhưng điều đó không có nghĩa là việc chủng ngừa nói chung không thể giúp bảo vệ họ. Bằng cách đảm bảo rằng tất cả những người có thể được chủng ngừa một cách an toàn đều được chủng ngừa, một cộng đồng có thể hình thành một loại hàng rào chống lại bệnh tật để giữ an toàn cho chính những người dễ chịu ảnh hưởng bởi bệnh tật trong cộng đồng đó.
Giảm thiểu tác hại
Mặc dù một người đã được chủng ngừa, điều đó không có nghĩa là họ miễn nhiễm hoặc được bảo vệ đầy đủ trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Tuy rằng một số vắc-xin có hiệu quả cao, không phải tất cả các loại vắc-xin đều có hiệu quả 100%. Đó là bởi vì thuốc không phải luôn phù hợp với tất cả mọi người.
Việc chủng ngừa giúp chuẩn bị cho cơ thể các tế bào bạch cầu và kháng thể thích hợp, nhưng nó không nhất định đảm bảo khả năng miễn dịch suốt đời. Sự phòng vệ này có thể mất dần hoặc kém hiệu quả hơn theo thời gian nếu không có sự trợ giúp của liều tăng cường. Tuy nhiên, tin tốt là bởi vì các ‘chiến binh’ đã sẵn sàng trong ‘vị trí chiến đấu’, nếu bạn mắc loại bệnh mà bạn đã được chủng ngừa, bệnh có thể sẽ ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với trường hợp không được chủng ngừa vắc-xin.
Nguồn: VERY WELL HEALTH
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu