PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Partamol 150 Supp.
OTC

Partamol 150 Supp. là dạng viên đặt trực tràng, giải phóng ở thân nhiệt (37°C), vì vậy nên đặt thuốc trong tủ lạnh (4 – 10°C) trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút trước khi sử dụng.

Quy cách Hộp 10 viên, 20 viên
Hạn dùng 24 tháng
Thành phần Paracetamol
Dạng bào chế và hàm lượng Viên đạn đặt trực tràng: 150 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Điều trị triệu chứng các tình trạng đau từ nhẹ đến vừa và/hoặc sốt cho trẻ cân nặng từ 8 – 12 kg (khoảng 6 – 24 tháng tuổi).

Liều dùng

  • Trẻ cân nặng từ 8 – 12 kg (khoảng 6 – 24 tháng tuổi): 01 viên Partamol 150 Supp./mỗi 6 giờ.
  • Không dùng nhiều hơn 04 viên Partamol 150 Supp. trong một ngày.
  • Không dùng quá liều khuyến cáo và thời gian điều trị tại trực tràng càng ngắn càng tốt.
  • Không dùng thuốc này khi bị tiêu chảy.
  • Người suy thận:
    Trong trường hợp suy thận và trừ khi có ý kiến của bác sĩ, nên giảm liều và tăng khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần đặt thuốc. Tổng liều paracetamol không được quá 60 mg/kg/ngày.
  • Người suy gan:
    Không được vượt quá 60 mg/kg/ngày.
  • Các trường hợp lâm sàng đặc biệt:
    Liều thấp nhất có thể có hiệu quả hàng ngày nên được cân nhắc, không được quá 60 mg/kg/ngày trong các trường hợp sau: Suy tế bào gan nhẹ đến trung bình, hội chứng Gilbert (vàng da không tan huyết có tính gia đình), nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng kéo dài, mất nước.

Cách dùng

  • Partamol 150 Supp. được dùng đặt trực tràng.
  • Ở trẻ em, cần có khoảng cách đều giữa mỗi lần dùng thuốc, kể cả ban đêm, tốt nhất nên cách nhau 6 giờ và ít nhất 4 giờ giữa các lần dùng.
  • Nên đặt thuốc Partamol 150 Supp. trong tủ lạnh (4 – 10°C) 5 – 10 phút trước khi sử dụng.
  • Bệnh nhân quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào,
  • Người bị suy tế bào gan nặng hoặc bệnh gan hoạt động mất bù,
  • Tiền sử viêm trực tràng, viêm hậu môn hoặc chảy máu trực tràng gần đây.

Rất ít gặp:

  • Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm bạch cầu trung tính.
  • Đã ghi nhận các trường hợp tiêu chảy, đau bụng, tăng enzyme gan, tăng hoặc giảm INR.
  • Viên đạn đặt trực tràng thường gây kích ứng trực tràng và hậu môn.
  • Thuốc dạng viên đạn có nguy cơ gây kích ứng tại chỗ.
  • Bác sỹ cần lưu ý bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết.
  • Nếu phát hiện viêm gan siêu vi cấp tính, nên ngừng điều trị với paracetamol.
  • Không dùng thuốc dạng viên đạn khi bị tiêu chảy.
  • Nếu cần thiết về mặt lâm sàng, có thể dùng paracetamol trong thai kỳ; tuy nhiên, nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, và ở tần suất thấp nhất có thể.
  • Ở liều điều trị, có thể sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
  • Paracetamol không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.