PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Captopril STELLA 25 mg
Rx

Captopril là một chất ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin, dùng điều trị tăng huyết áp và suy tim.

Quy cách Hộp 100 viên
Hạn dùng 36 tháng
Thành phần Captopril
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén: 25 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

– Tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa.

– Suy tim sung huyết.

– Bệnh thận do đái tháo đường týp I.

– Nhồi máu cơ tim:

  • Điều trị ngắn hạn (4 tuần): Captopril được chỉ định ở bệnh nhân đã ổn định lâm sàng trong vòng 24 giờ đầu của cơn nhồi máu.
  • Phòng ngừa lâu dài suy tim có triệu chứng: Captopril được chỉ định ở những bệnh nhân ổn định lâm sàng bị rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng (phân suất tống máu ≤ 40%) sau nhồi máu cơ tim.

Liều dùng

Tăng huyết áp: Khởi đầu với 25 – 50 mg/ngày, chia 2 lần. Nếu cần, có thể tăng liều từng bước, với khoảng cách ít nhất 2 tuần, đến 100 – 150 mg/ngày chia 2 lần để đạt được huyết áp mục tiêu.

Bệnh nhân có hệ renin-angiotensin-aldosterone hoạt động mạnh (giảm thể tích máu, tăng huyết áp mạch máu thận, mất bù tim) bắt đầu với liều duy nhất 6,25 mg hoặc 12,5 mg, sau đó 2 lần/ngày. Liều có thể tăng dần đến 50 mg/ngày x 1 lần hoặc chia 2 lần, nếu cần tăng đến 100 mg/ngày x 1 lần hoặc chia 2 lần.

Suy tim sung huyết: Khởi đầu với 6,25 – 12,5 mg x 2 lần/ngày hoặc 3 lần/ngày, điều chỉnh đến liều duy trì dựa trên đáp ứng, tình trạng lâm sàng và khả năng dung nạp của bệnh nhân đến tối đa 150 mg/ngày, chia làm nhiều lần. Nên tăng liều từng bước với khoảng cách ít nhất 2 tuần để đánh giá đáp ứng của bệnh nhân.

Nhồi máu cơ tim:

+ Điều trị ngắn hạn: Bắt đầu ở bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên uống liều thử nghiệm 6,25 mg, sau 2 giờ uống một liều 12,5 mg và sau 12 giờ uống một liều 25 mg. Từ ngày hôm sau, dùng 100 mg/ngày, chia 2 lần/ngày trong 4 tuần nếu không có các tác dụng bất lợi về huyết động. Vào cuối đợt điều trị 4 tuần, nên đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân trước khi quyết định điều trị cho giai đoạn sau nhồi máu cơ tim.

+ Điều trị lâu dài: Nếu không bắt đầu điều trị với captopril trong vòng 24 giờ đầu giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp thì khuyến khích bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 16 sau nhồi máu một khi đã có được huyết động ổn định và kiểm soát chứng thiếu máu cục bộ tồn lưu sau nhồi máu cơ tim.

Bắt đầu với liều 6,25 mg, tiếp theo là 12,5 mg x 3 lần/ngày trong 2 ngày và sau đó là 25 mg x 3 lần/ngày nếu không có các tác dụng bất lợi về huyết động. Liều khuyến cáo bảo vệ tim mạch hiệu quả trong thời gian điều trị dài hạn là 75 – 150 mg/ngày chia 2 hoặc 3 lần.

Bệnh thận do đái tháo đường týp I: Liều khuyến cáo là 75 – 100 mg/ngày chia làm nhiều lần.

Bệnh nhân suy thận: Liều khuyến cáo để tránh tích lũy captopril như trong bảng sau:

Độ thanh thải creatinine (ml/min/1,73 m2)

Liều khởi đầu (mg)

Liều tối đa (mg)

> 40

25 – 50 150

21 – 40

25

100

10 – 20

12,5

75

< 10

6,25

37,5

 

Người cao tuổi: Khởi đầu với 6,25 mg x 2 lần/ngày.

Trẻ em và trẻ vị thành niên: Trẻ cân nặng > 20 kg: Khởi đầu với 0,3 mg/kg trọng lượng cơ thể. Captopril được dùng 3 lần/ngày ở trẻ em, nhưng liều và khoảng cách liều nên được điều chỉnh riêng theo đáp ứng của bệnh nhân.

Cách dùng

Captopril STELLA 25 mg được dùng bằng đường uống. Có thể uống thuốc trước, trong và sau bữa ăn.

  • Mẫn cảm với captopril và các thuốc ức chế ACE khác hoặc bất kỳ tá dược nào.
  • Tiền sử phù mạch có liên quan đến dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.
  • Phù mạch di truyền hoặc tự phát.
  • Sau nhồi máu cơ tim (nếu huyết động không ổn định).
  • Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận một bên.
  • Hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn nặng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Điều trị kết hợp với thuốc chứa aliskiren trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận mức độ vừa và nặng (mức lọc cầu thận nhỏ hơn 60 ml/phút/1,73 m2).
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Suy giảm vị giác có thể hồi phục và tự giới hạn, hoa mắt.
  • Khô, ho do kích ứng (ho khan) và khó thở.
  • Buồn nôn, nôn, mất vị giác (thường hồi phục khi ngưng điều trị), đau bụng, khô miệng, tiêu chảy hoặc táo bón và kích ứng dạ dày.
  • Ngứa có hoặc không có phát ban, phát ban, và rụng tóc.
  • Hạ huyết áp triệu chứng dễ xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp bị giảm thể tích tuần hoàn và/hoặc giảm natri huyết do dùng liệu pháp lợi tiểu mạnh, chế độ ăn hạn chế muối, tiêu chảy, nôn hoặc thẩm tách máu. Nên hiệu chỉnh tình trạng giảm thể tích tuần hoàn và/hoặc giảm natri huyết trước khi dùng thuốc ức chế ACE và cân nhắc dùng liều khởi đầu thấp hơn.
  • Điều trị với các thuốc ức chế ACE cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên ở người chỉ còn một thận làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và suy thận.
  • Bệnh nhân suy thận thường không nên điều trị với captopril. Protein niệu có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân đang suy giảm chức năng thận hoặc dùng liều khá cao các thuốc ức chế ACE.
  • Captopril nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị nghẽn van thất trái và dòng máu ra khỏi thất trái.
  • Phù mạch ở chi, mặt, môi, niêm mạc, lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản có thể xảy ra, đặc biệt trong những tuần đầu điều trị. Nên ngừng điều trị ngay. Phù mạch liên quan đến lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản có thể gây tử vong. Cần điều trị cấp cứu ngay. Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện và theo dõi ít nhất 12 – 24 giờ và không nên xuất viện cho đến khi các triệu chứng được giải quyết hoàn toàn.
  • Đặc trưng là ho khan, dai dẳng và tự hết sau khi ngưng điều trị.
  • Phong bế kép hệ RAAS thông qua việc sử dụng kết hợp các thuốc ức chế ACE, thuốc kháng thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren không được khuyến cáo.
  • Nên ngưng dùng thuốc ở bệnh nhân tiến triển triệu chứng vàng da hoặc tăng enzyme gan rõ rệt khi dùng thuốc ức chế ACE và theo dõi y tế thích hợp.
  • Những người suy thận, đái tháo đường, hoặc dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali, chế phẩm bổ sung kali hoặc chất thay thế muối chứa kali; hoặc bệnh nhân dùng các thuốc khác có liên quan đến tăng kali huyết thanh (như heparin). Nếu thấy cần phải dùng đồng thời các thuốc trên, khuyến cáo theo dõi thường xuyên kali huyết thanh.
  • Không khuyến cáo sử dụng phối hợp lithi và captopril.
  • Có thể tránh được các phản ứng dạng phản vệ trong điều trị giải mẫn cảm khi tạm thời ngưng dùng thuốc ức chế ACE, nhưng sẽ tái xuất hiện khi vô tình dùng thuốc trở lại. Do đó, nên thận trọng ở bệnh nhân điều trị với các thuốc ức chế ACE khi đang tiến hành giải mẫn cảm như vậy.
  • Phản ứng dạng phản vệ trong quá trình thẩm tách với màng có tính thấm cao/ tiếp xúc màng gạn tách lipoprotein tránh dùng kết hợp với captopril. Cần cân nhắc sử dụng loại thẩm tách khác, màng lọc hoặc nhóm thuốc khác.
  • Mức glucose huyết nên được theo dõi chặt chẽ ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị trước đó với thuốc đái tháo đường dạng uống hoặc insulin, cụ thể là trong tháng đầu điều trị với thuốc ức chế ACE.
  • Nên sử dụng captopril thật thận trọng ở những bệnh nhân suy chức năng thận trước đó, bệnh collagen mạch máu, liệu pháp ức chế miễn dịch, điều trị với allopurinol hoặc procainamid, hoặc kết hợp với các yếu tố gây biến chứng này. Trong quá trình điều trị, cần hướng dẫn tất cả bệnh nhân báo cáo bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào (như đau họng, sốt), khi đó cần tiến hành phân biệt các loại bạch cầu. Nên ngưng dùng captopril và các thuốc dùng đồng thời khác nếu phát hiện hoặc nghi ngờ giảm bạch cầu trung tính (bạch cầu trung tính < 1000 mm3). Ở hầu hết các bệnh nhân, số lượng bạch cầu trung tính nhanh chóng trở lại bình thường khi ngưng dùng captopril.
  • Bệnh nhân đang thực hiện đại phẫu hoặc trong khi gây mê với các thuốc gây hạ huyết áp, captopril sẽ ức chế sự tạo thành angiotensin II do phóng thích renin bù trừ. Điều này có thể dẫn đến hạ huyết áp và có thể hiệu chỉnh bằng bù dịch.
  • Bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
  • Cần chú ý tới đáp ứng của cơ thể với thuốc trước khi lái xe, vận hành máy móc.