PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Metformin STELLA 850 mg
Rx

Metformin là một biguanid có tác dụng hạ glucose huyết, làm giảm mức cholesterol toàn phần, mức cholesterol tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) và mức triglyceride. Trong các nghiên cứu lâm sàng, metformin có liên quan đến việc giữ cân nặng ổn định hoặc làm giảm cân nhẹ.

Quy cách Hộp 60 viên, 90 viên
Hạn dùng 36 tháng
Thành phần Metformin hydrochloride
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén bao phim: 850 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Ðiều trị đái tháo đường týp 2, đặc biệt ở bệnh nhân thừa cân, khi việc kiểm soát chế độ ăn và tập thể dục đơn thuần không đạt được hiệu quả trong việc kiểm soát glucose huyết.
  • Đối với người lớn, metformin có thể được sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác hoặc với insulin.
  • Đối với trẻ em từ 10 tuổi và thanh thiếu niên, metformin có thể được sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với insulin.
    Giảm các biến chứng đái tháo đường đã được chứng minh ở người lớn thừa cân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 được điều trị bằng metformin như liệu pháp đầu tay sau khi thất bại với liệu pháp ăn kiêng.

Liều dùng

Người lớn có chức năng thận bình thường (GFR ≥ 90 ml/phút)

  • Đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác:
    Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg x 2 – 3 lần/ngày trong hoặc sau mỗi bữa ăn.
    Sau 10 – 15 ngày, điều chỉnh liều dựa trên cơ sở các xét nghiệm đo glucose huyết. Sự tăng liều chậm có thể cải thiện khả năng dung nạp qua đường tiêu hóa.
    Liều metformin tối đa được khuyến cáo là 3 g/ngày, chia làm 3 lần.
    Nếu cần chuyển từ một thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác sang metformin thì ngừng sử dụng thuốc đó và khởi đầu metformin với liều như trên.
  • Phối hợp với insulin:
    Metformin có thể phối hợp với insulin để kiểm soát glucose huyết tốt hơn với liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg x 2 – 3 lần/ngày, trong khi liều insulin được điều chỉnh dựa trên cơ sở các xét nghiệm đo glucose huyết.

Người cao tuổi
Do sự suy giảm chức năng thận ở người cao tuổi, liều metformin nên được điều chỉnh dựa vào chức năng thận. Cần đánh giá chức năng thận thường xuyên.

Suy thận

  • Độ lọc cầu thận (GFR) nên được đánh giá trước khi bắt đầu điều trị với thuốc có chứa metformin và định kỳ sau đó. Ở những bệnh nhân có nguy cơ suy thận tiến triển và người cao tuổi, chức năng thận nên được đánh giá thường xuyên hơn, ví dụ: 3 – 6 tháng một lần.
  • GFR 60 – 89 ml/phút: Tổng liều tối đa 3000 mg/ngày, ngày uống 2-3 lần. Có thể giảm liều tùy theo chức năng thận.
  • GFR 30 – 59 ml/phút: Tổng liều tối đa 2000 mg/ngày, ngày uống 2-3 lần. Lưu ý các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic trước khi cân nhắc việc dùng metformin. Liều khởi đâu không vượt quá một nửa liều tối đa.
  • GFR < 30 ml/phút: Không dùng metformin.

Trẻ em từ 10 tuổi trở lên và thanh thiếu niên

Khởi đầu 500 mg hoặc x 1 lần/ngày trong hoặc sau mỗi bữa ăn.

Sau 10 – 15 ngày, chỉnh liều dựa trên glucose huyết, tối đa 2 g/ngày, chia 2 – 3 liều.

Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod:
Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 – 60 ml/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định.

Cách dùng

  • Uống Metformin STELLA 850 mg cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn.
  • Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn với metformin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2).
  • Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Tiền hôn mê do đái tháo đường.
  • Tình trạng cấp tính có khả năng thay đổi chức năng thận như: Mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
  • Các bệnh có thể gây thiếu oxy mô (đặc biệt là bệnh cấp tính, hoặc tình trạng nặng hơn của bệnh mạn tính) như: Suy tim mất bù, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc.
  • Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.

Rất thường gặp

  • Các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn. Những phản ứng này thường xảy ra nhất trong thời gian đầu điều trị và tự hồi phục trong hầu hết các trường hợp. Để phòng ngừa những tác dụng này, metformin được khuyến cáo dùng 2 – 3 lần/ngày trong hoặc sau bữa ăn. Sự tăng liều chậm có thể cải thiện khả năng dung nạp qua đường tiêu hóa.

Thường gặp

  • Giảm hấp thu, gây thiếu hụt vitamin B12.
  • Rối loạn vị giác.
  • Nguy cơ nhiễm toan lactic.
  • Khuyến cáo đặc biệt thận trọng khi kê đơn metformin cho trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 12 tuổi.
  • Nếu cần thiết về mặt lâm sàng, có thể cân nhắc việc sử dụng metformin trong thai kỳ và trong giai đoạn thụ thai như một thuốc bổ sung hoặc thay thế cho insulin.
  • Không khuyến cáo dùng metformin trong quá trình cho con bú.
  • Sử dụng metformin hydrochloride đơn trị không gây hạ glucose huyết và vì thế không ảnh hưởng trên tình trạng lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ hạ glucose huyết khi sử dụng metformin hydrochloride kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác (các sulfonylurea, insulin, repaglinide).