PRODUCT FILTER
Nhóm
Loại
Loại

Partamol 650 eff.
OTC

Paracetamol thường được chọn làm thuốc giảm đau và hạ sốt, đặc biệt ở người cao tuổi và ở người có chống chỉ định dùng salicylat hoặc NSAID khác, như người bị hen, có tiền sử loét dạ dày tá tràng và trẻ em.

Quy cách Hộp 16 viên (4 vỉ xé x 4 viên), hộp 1 tuýp x 10 viên
Hạn dùng 24 tháng
Thành phần Paracetamol
Dạng bào chế và hàm lượng Viên nén sủi bọt: 650 mg
Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

  • Dùng trong các cơn đau và sốt từ nhẹ đến vừa, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị chống chỉ định hay không dung nạp salicylate.
  • Thuốc có tác động giảm đau tốt nhất trên những cơn đau nhẹ không thuộc nguồn gốc nội tạng.

Liều dùng

  • Không được tự ý dùng paracetamol để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn hoặc quá 5 ngày đối với trẻ em, để hạ sốt trong những trường hợp sốt cao (trên 39,5°C), sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/lần mỗi 4 – 6 giờ, không được quá 6 viên/ngày.
  • Suy thận:
    Ở trẻ em với Clcr < 10 ml/phút: cho cách nhau 8 giờ/lần.
    Ở người lớn:
    Clcr 10 – 50 ml/phút: cho cách nhau 6 giờ/lần;
    Clcr < 10 ml/phút: cho cách nhau 8 giờ/lần.
  • Suy gan:
    Dùng thận trọng, dùng liều thấp. Tránh dùng kéo dài.

Cách dùng

  •  Hòa viên Partamol 650 eff. vào một cốc nước đầy, để cho tan hoàn toàn rồi uống.
  • Người quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy gan nặng.
  • Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác về da, phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thầy thuốc.
  • Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhiên, nên nghĩ đến hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc ngay.
  • Quá liều paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận cấp.
  • Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm khi mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
  • Paracetamol tương đối không độc ở liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol.
  • Thận trọng khi dùng paracetamol ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
  • Uống nhiều rượu có thể tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước.
  • Bác sĩ cần cảnh báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Nên chú ý khi dùng Partamol 650 eff. cho bệnh nhân có chế độ ăn kiêng muối do thuốc có chứa sodium.
  • Partamol 650 eff. có chứa aspartame, có thể gây hại cho bệnh nhân bị bệnh phenylketon niệu (PKU).
  • Chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần thiết.
  • Ở người mẹ cho con bú, dùng paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
  • Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.