Ảnh hưởng trên tim mạch: Triệu chứng hạ huyết áp có thể xảy ra. Những bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt bao gồm những người bị suy giảm thể tích hoặc thiếu muối thứ phát do hạn chế dùng muối, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, thẩm phân, tiêu chảy hoặc nôn. Hạ huyết áp đáng kể có thể xảy ra ở bệnh nhân suy tim sung huyết – khả năng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở người bị bệnh thiếu máu tim hay não cục bộ.
Ảnh hưởng trên thận: Sự suy giảm chức năng thận, biểu hiện bằng sự gia tăng nhẹ hoặc thoáng qua BUN và nồng độ creatinin trong huyết thanh, có thể xảy ra sau khi điều trị bằng thuốc ức chế ACE, đặc biệt ở bệnh nhân tăng huyết áp bị hẹp động mạch thận một bên hoặc hai bên, bị suy thận trước đó hoặc điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu. Cần giảm liều, trong một số trường hợp ngưng điều trị với perindopril và/hoặc thuốc lợi tiểu nếu cần thiết.
Ảnh hưởng trên nồng độ kali: Tăng kali huyết có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận hay đái tháo đường và ở những bệnh nhân đang dùng thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong huyết thanh (như các thuốc lợi tiểu giữ kali, các thuốc bổ sung kali, các chất thay thế muối chứa kali). Không khuyến cáo dùng kết hợp perindopril với các thuốc này.
Ho: Ho khan và dai dẳng; ngưng hẳn sau khi ngưng dùng thuốc.
Ức chế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAA): Việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali huyết và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp).
Hẹp van động mạch chủ và van hai lá/phì đại cơ tim: Như các thuốc ức chế ACE khác, perindopril được dùng thận trọng cho những bệnh nhân hẹp van hai lá và tắc nghẽn dòng chảy của tâm thất trái như hẹp động mạch chủ hoặc bệnh phì đại cơ tim.
Suy thận: Trong trường hợp suy thận (độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút) liều perindopril ban đầu nên điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân, sau đó điều chỉnh liều theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Theo dõi định kỳ kali và creatinin đối với các bệnh nhân này.