08/02/2024
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
Việt Nam hiện đang được xếp vào một trong những nhóm có ngành dược mới nổi nhờ vào thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện từng ngày, khiến mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế tăng lên. Có thể thấy, ngành phân phối dược phẩm hiện tại đang vô cùng sôi nổi và là một thị trường đầy hứa hẹn.
Thị trường tăng trưởng cao nhất trong khu vực
Để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào ngành dược, Chính phủ Việt Nam đã có các ưu đãi đối với đầu tư sản xuất thuốc, vắc xin, khuyến khích nghiên cứu khoa học về công nghệ sinh học, sản xuất thuốc mới… Bộ Y tế hiện đang trình Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung cụ thể liên quan đến chính sách đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm.
Hiện nay, Ấn Độ đang đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng sản phẩm dược phẩm và thứ 14 về giá trị trong ngành này. Những Công ty dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ đều đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế từ Mỹ, EU, Úc… Doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ đều đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dược.
Thị trường dược phẩm Việt Nam được định giá khoảng 10 tỉ USD vào năm 2022, so với 5 tỉ USD vào năm 2015. Theo hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô của ngành dược Việt Nam có thể đạt 16,1 tỉ USD vào năm 2026. Ngành này cũng có mức tăng trưởng 2%, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6% trong giai đoạn 2018-2022. Việt Nam có quy mô thị trường tương đối lớn với dân số hơn 98 triệu người và tuổi thọ xấp xỉ 76 tuổi. Khoảng 30% dân số Việt Nam có thể mua thuốc tây tương đối đắt tiền và con số này đang tăng lên. Trang Vietnam Briefing cho hay, ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất trong khu vực nhờ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng, dân số già, môi trường ô nhiễm, nguồn thực phẩm không an toàn kéo theo một số nhóm bệnh tật ngày càng tăng.
Nguồn thuốc ngoài thị trường có nguồn gốc không rõ ràng
Khi thị trường tăng trưởng nóng, thì nguồn thuốc ngoài thị trường có nguồn gốc không rõ ràng. Liên quan đến tình trạng thuốc giả, 2 năm nay, Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo tình trạng thuốc điều trị giả, tẩy date thuốc để bán, trục lợi khi nhu cầu thị trường tăng cao. Không chỉ người tiêu dùng mà đây cũng là nỗi băn khoăn lớn của các nhà thuốc khi đứng giữa các chọn lựa nhà phân phối khác nhau. Thị trường thuốc giả hiện đang ngày càng tinh vi và mở rộng, vậy nên, việc các nhà thuốc đặt lòng tin đúng chỗ ở các nhà phân phối thuốc là một “bước đi” vô cùng quan trọng. Xóa bỏ đi nỗi lo về những nguồn cung không rõ xuất xứ đó, hầu hết các Quầy thuốc, Nhà thuốc bán lẻ và tư nhân hiện nay đều đặt hàng trực tiếp tại Hãng sản xuất hoặc Đại lý ủy quyền của Hãng, sàn thương mại điện tử kết nối các nhà thuốc, cơ sở y tế với các nhà phân phối dược phẩm uy tín được cấp phép. Luôn đảm bảo về mặt nguồn gốc rõ ràng và chính hãng với quy trình kiểm định nghiêm ngặt tại các kho đạt chuẩn GSP (Good Storage Practices) tại ba khu vực Hà Nội, Tp. HCM và Bình Dương.
Cơ hội và phát triển
Với chiến lược đúng đắn, các công ty dược phẩm nước ngoài có thể được hưởng lợi khi tham gia vào giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng ngành dược phẩm Việt Nam do chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là các công ty logistic FDI và các công ty dược nước ngoài không được phép phân phối dược phẩm trực tiếp và phải bán sản phẩm của họ cho các nhà phân phối dược phẩm trong nước. Một thách thức khác đối với các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam là sự chậm trễ trong việc phê duyệt theo quy định đối với các loại thuốc mới.
Để tạo ra giá trị mới, bền vững hơn cho thời kỳ bình thường tiếp theo, các Doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu thuốc mới và mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong sản xuất và kinh doanh; tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, chuỗi cung ứng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng.
Nguồn: Nguonluc.com
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
(Chinhphu.vn) – Thử thuốc trên lâm sàng là hoạt động khoa học nghiên cứu thuốc trên người tình nguyện nhằm thăm dò hoặc xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc; nhận biết, phát hiện phản ứng có hại do tác động của thuốc; khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải
Bộ Y tế đề xuất quy định các nội dung ưu đãi/đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước, khi sửa Luật Dược tới đây. Thực hiện Chương trình xây
Theo Báo cáo nghiên cứu ngành Dược Việt Nam, tính đến năm 2020, ngành Dược Việt Nam đã đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 6% vào giai đoạn 2018 – 2020. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại do dại dịch và thu nhập của người lao
Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy sự phát triển của ngành dược tập trung vào đổi mới sáng tạo và hàm lượng công nghệ cao sẽ có giá trị lan tỏa rộng khắp sang các ngành nghề khác và mang lại các lợi ích kinh tế và xã hội thông qua việc tăng cường năng